Một tế bào hình tam giác của túi tinh; 4 Tinh trùng; 5 Hợp tử

Một phần của tài liệu báo cáo: chuyên đề về tảo (Trang 37 - 42)

- Sinh sản hữu tính

3.Một tế bào hình tam giác của túi tinh; 4 Tinh trùng; 5 Hợp tử

* Phân loại:

• Ngành Tảo vòng có 6 chi với khoảng 300 loài. • Đại diện điển hình nhất thường gặp là chi Tảo

vòng (Chara) với khoảng 100 loài phân bố ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ, thường phát triển ở các ruộng lúa chiêm xuân hay các đáy ao hồ nước nông thành từng đám lớn.

• Tảo vòng sống ở ruộng lúa, thường sử dụng chất khoáng ở ruộng nên cũng ảnh hưởng đến cây lúa, đồng thời còn quấn vào thân gây chết lúa. Tuy

nhiên, một số loài trong chi Tảo vòng (như loài

Chara elegans) lại tiết ra một hợp chất gây chết ấu trùng muỗi, vì thế có thể nghiên cứu nuôi cấy ở

các thủy vực để diệt muỗi.

• Các nghiên cứu gần đây cho thấy tảo vòng và

Thực vật ở cạn có chung nguồn gốc từ một loại tảo vòng cổ xưa có tên là Coleochacter

Tảo nâu sống ở biển và là thành phần chủ yếu của TV ở đáy các đại dương.

* Tổ chức cơ thể:

Tản đa bào hình sợi hay hình bản, bám vào đá ở dưới nước nhờ rễ giả, hay sống trôi nổi nhờ các phao chứa khí.

Một số loài có tổ chức cao, tản phân hóa dạng cây với “thân” “lá” “rễ” giả, đã có 1 số mô (mô đồng hóa, mô dự trữ, mô cơ, mô dẫn) tuy chưa hoàn

thiện.

Tản thường có kích

thước lớn, có khi dài hàng chục đến hàng trăm mét (như Tảo thảm Macrocystis

* Cấu tạo tế bào:

Vách tế bào bằng cellulose, bên ngoài hóa nhày hoặc thấm chất

pectin, các acid alginat.

Tế bào chứa 1 nhân và nhiều thể màu hình đĩa hay hình hạt. Chất màu ngoài diệp a và c còn có fucoxantin (màu nâu),

carotin. Tùy theo tỉ lệ chất màu mà màu của tản thay đổi từ màu vàng lục đến nâu.

Chất dự trữ là các loại đường glucose, manit hay laminarin (1 loại

polisaccarit), đôi khi có các giọt dầu.

* Sinh sản:

Một phần của tài liệu báo cáo: chuyên đề về tảo (Trang 37 - 42)