Công việc hiện tại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 55)

ngành nghề cho kết quả như sau:

Bảng 3.8. Kết quả điều tra công việc trước và sau khi chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nữ

Công việc

Công việc trước khi chuyển đổi

Công việc sau khi chuyển đổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Công nghiệp, xây dựng 17 17 50 50

Nông, lâm, ngư nghiệp 50 50 17 17

Dịc vụ, thương mại 33 33 33 33

Khác 0 0 0 0

Tổng cộng 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2019)

Qua số liệu điều tra cho thấy trước khi chuyển đổi và sau khi chuyển đổi nghề thì tỷ lệ làm công việc trong ngành nông nghiệp và công nghiệp có tỷ lệ hoán đổi nhau trong khi đó thì ngành dịch vụ, thương mại giữ nguyên. Cụ thể, trước khi chuyển đổi tỷ lệ lao động nữ làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50 %, công nghiệp và xây dựng chiếm 17 % và dịch vụ, thương mại chiếm 33 %. Sau khi chuyển đổi thì tỷ lệ lao động nữ làm trong ngành dịch vụ, thương mại giữ nguyên 33 % còn công nghiệp và xây dựng tăng lên mạnh mẽ là 50% và nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn là 17%. Chi tiết theo khảo sát thì đều có những sự chuyển đổi nghề nghiệp lẫn nhau giữa cả ba ngành. Song kết quả chung cho thấy sự chuyển đổi nhiều giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp nói chung. Điều này cũng phần nào chứng tỏ rằng sự dịch chuyển lực lượng lao động nữ từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp trong thời gian qua ngày càng nhiều.

kết quả cho thấy là: Nguyên nhân chuyển đổi nghề nghiệp là do việc làm mới có thu nhập cao hơn chiếm 80%; do không thể duy trì công việc cũ là 27%; do công việc mới đỡ vất vả hơn là 46%; do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp là 57%, nguyên nhân khác là 23% và chuyển đổi do việc mới phù hợp hơn với chuyên môn là 13%.

Điều này cho thấy, khi chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đã thúc đẩy việc tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao hơn, đỡ vất vả hơn cho người lao động trong đó có lao động nữ. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến người lao động chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp để phù hợp với trình độ chuyên môn lại chưa được các lao động nữ chú trọng. Tóm lại, dù là do nguyên nhân nào thì cũng có thể nói chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đã có tác động không nhỏ đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nghề của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng trên địa bàn huyện Định Hóa hiện nay.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu của lao động nữ từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là chưa cao. Một phần là do huyện Định Hóa vẫn chưa thể thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ về địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn chưa có một khu công nghiệp nào được thành lập. Chính vì vậy mà tỷ lệ lao động làm trong ngành nông nghiệp dù có giảm qua các năm nhưng vẫn còn rất cao so với ngành công nghiệp, dịch vụ.

3.2.2.4. Tạo việc làm cho những lao động nữ tìm đến việc làm có chất lượng cao và thu nhập ổn định

Những lao động nữ tìm đến việc làm có chất lượng cao và thu nhập ổn định chủ yếu là các lao động đã qua đào tạo trình độ từ bậc cao đẳng và đại học. Đây là mong muốn chính đáng của các lao động đã được đào tạo bài bản, có trình độ và chất lượng hơn lực lượng lao động phổ thông. Trên thực tế, khi trình độ và tay nghề được nâng cao thì người lao động sẽ quan tâm hơn đến các công việc có thu nhập cao, môi trường làm việc và điều kiện làm việc tốt, phù hợp với chuyên môn được đào tạo…

nữ đã qua đào tạo trình độ cao đẳng, đại học vẫn khó có thể tìm được việc làm đúng chuyên môn, có chất lượng và thu nhập ổn định mà thường phải làm trái ngành thậm chí không thể có việc làm sau khi đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Vì vậy đối tượng lao động này đang rất cần sự quan tâm tạo việc làm phù hợp với nguyện vọng, trình độ chuyên môn tránh lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng.

Trong những năm vừa qua, huyện Định Hóa đã tập trung vào rất nhiều vào các chương trình tạo việc làm cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, các chương trình, công tác tạo việc làm dựa trên mong muốn của lao động nữ là có việc làm chất lượng cao và thu nhập ổn định thì lại chưa có được sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền địa phương.

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát mong muốn của lao động nữ về công việc Công việc, ngành nghề mong muốn Số người Tỷ lệ (%)

Nghề được đánh giá cao 12 12

Nghề có thu nhập cao, ổn định 100 100

Nghề có chế độ làm việc tốt 100 100

Nghề phù hợp với trình độ, năng lực 87 87

Nghề có thể thăng tiến trong tương lai 13 13

Nghề hấp dẫn, năng động 32 32

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2019)

Qua bảng số liệu ta thấy 100% các lao động nữ thuộc đối tượng này đều mong muốn tìm kiếm một công việc có thu nhập cao,ổn định và chế độ làm việc tốt; 87% quan tâm đến công việc phù hợp với trình độ, năng lực; 32% mong muốn công việc hấp dẫn, năng động và 12 % là mong muốn công việc được xã hội đánh giá cao và 13% mong muốn việc có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Điều này cho thấy họ quan tâm nhiều hơn đến thu nhập và điều kiện làm việc của công việc, ít quan tâm rằng công việc đó có được xã hội đánh giá cao hay không và có cơ hội thăng tiến trong tương lai hay không. Trên thực tế thì đây cũng là mong muốn của hầu hết người lao động nói chung.

Đây là vấn đề mà chính quyền huyện cần chú trọng trong công tác tạo việc làm nhằm đáp ứng được mong muốn và nguyện vọng của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.

3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ tại huyện Định Hóa Hóa

Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ trên đại bàn huyện Định Hóa gồm nhiều nhân tố trong đó có những nhân tố khách quan và cả những nhân tố chủ quan như: điều kiện tự nhiên, điều kiện KTXH, vốn, công nghệ, nhân tố thuộc về người lao động và cơ chế chính sách của chính quyền các cấp. Các nhân tố này đã có tác động lớn đến công tác giải quyết tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện về mọi mặt cả tích cực và cả tiêu cực.

3.3.1. Nhân tố khách quan

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, KTXH

* Về điều kiện tự nhiên

Huyện Định Hóa địa hình đồi núi thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành khai thác đá vôi nên trên địa bàn huyện hiện nay ngành lâm nghiệp, khai thác đá vôi đang ngày càng được chú trọng. Tại địa bàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất kinh doanh lâm sản, khai thác đá vôi đã góp phần tạo việc làm cho hàng trăm người lao động địa phương, trong đó có các lao động nữ dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của huyện vẫn chiếm tỷ lệ lớn song lại không tập trung mà nằm rải rác xung quanh bao bọc bởi đồi núi. Điều này đã gây khó khăn cho việc quy hoạch giải phòng mặt bằng để phát triển đô thị hóa cũng như xây dựng, hình thành các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện. Do đó ảnh hưởng lớn đến việc thu hút các dự án đầu tư từ các doanh nghiệp lớn về địa phương. Bởi vậy, trên địa bàn huyện trong những năm qua vẫn chưa có được một khu công nghiệp nào cả mà chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập. Điều này dẫn đến hạn chế trong việc cung cấp thị trường lao động tại địa phương, chưa tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.

* Về điều kiện KTXH

Định Hóa là một trong những huyện của tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc thiểu số tập chung sinh sống nhất do đó đã tạo nên một xã hội đa sắc tộc, mang đậm bản sắc của nhiều dân tộc khác nhau từ phong tục tập quán, ẩm thực đến lễ hội, nghề

truyền thống… Ngoài ra, Định Hóa cũng là huyện có nhiều di tích lịch sử nhất của tỉnh, được nhiều người biết đến nhất là khu di tích lịch sử ATK cùng với một số danh lam thắng cảnh như Chùa Hang, Thác 7 tầng.... Hàng năm Định Hóa đón chào hàng trăm du khách đến thăm quan du lịch và tham gia lễ hội Lồng Tồng. Cho thấy đây là điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển ngành du lịch như: du lịch văn hóa lịch sử, dân tộc, sinh thái, homestay….

Nhưng huyện cũng cần chú trọng đến tuyên truyền, vận động cộng đồng người dân tộc nhận thức đúng đắn hơn vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại nhằm thay đổi định kiến đối với phụ nữ. Bởi do truyền thống văn hóa của người dân tộc nên lực lượng lao động nữ là người dân tộc chưa có nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động và tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định.

Cùng với đó, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của huyện Định Hóa là chưa cao. Khiến cho huyện chưa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế dẫn đến hạn chế trong việc tạo ra thêm nhiều việc làm mới có thu nhập cao, ổn định tại địa phương.

3.3.1.2. Nhân tố vốn, công nghệ

Trong những năm qua cùng với việc thực hiện CNH, HĐH là quá trình sử dụng các máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt sức lao động của con người từ đó tăng NSLĐ, giải phóng sức lao động.

Đối với người lao động, sự phát triển của công nghệ và việc áp dụng công nghệ cao vào thực hiện công việc đã mang lại nhiều cơ hội để người lao động phát huy khả năng của mình, tuy nhiên cũng tạo ra không ít thách thức. Thực tế cho thấy, việc phổ biến các máy móc công nghệ tự động hóa sẽ làm cho lực lượng lao động phổ thông bị dư thừa và bị mất dần ưu thế. Vì vậy, hiện nay xu hướng là tăng lao động có trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp. Có thể nói công nghệ đã và đang có tác động không nhỏ đến lĩnh vực lao động và việc làm hiện nay.

Tuy nhiên, việc triển khai vay vốn để thực hiện tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Định Hóa gặp nhiều khó khăn do nhu cầu vay vốn đang ngày càng

gia tăng. Thực tế, huyện mới chỉ tập trung chủ yếu cho vay vốn đối với hộ nghèo, cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách, đi XKLĐ. Chưa triển khai được nhiều hoạt động vay vốn cho các đối tượng khác để họ có cơ hội tự tạo việc làm thông qua vay vốn để sản xuất kinh doanh hay để học nghề nâng cao trình độ.

Qua đây, có thể nói vốn và công nghệ đã góp phần đem đến nhiều công việc mới cho lao động nữ của huyện vào làm việc ở các lĩnh vực khác nhau, cũng như giúp lao động nữ tự họ tạo công việc cho chính họ .

Nhưng mặc dù đầu tư toàn xã hội của huyện Định Hóa có tăng nhưng cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý việc sử dụng vốn đầu tư còn lãng phí, thiếu hiệu quả, chưa khai thác triệt để được nguồn vốn trong dân.

3.3.1.3. Cơ chế chính sách của chính quyền các cấp, địa phương

Cơ chế chính sách sẽ có những tác động tích cực nhằm thúc đẩy tạo ra nhiều việc làm và hỗ trợ người lao động trong việc tìm kiếm và có được việc làm nếu có được chính sách đó phù hợp, hiệu quả. Ngược lại nếu không có hoặc có nhưng các chính sách đưa ra không đáp ứng được thực tế, triển khai thiếu hiệu quả cũng sẽ tác động tiêu cực đến việc giải quyết việc làm tại các địa phương. Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế ngày nay, việc làm nói chung và việc làm cho lao động nữ nói riêng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vậy nên ngoài việc áp dụng các chính sách vốn tiền, vốn vật chất đồng thời Nhà nước cũng luôn coi chính sách vốn con người là mặt trận hàng đầu. Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam (2001) đã nêu quan điểm: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân…”. Chính phủ đã racác quyết định về cơ chế quản lý, điều hành Qũy quốc gia để giải quyết việc làm; tạo việc làm cho lao động nữ ở nông thôn... Từ đó đến nay nguồn quỹ quốc gia và các chương trình về việc làm đã góp phần giúp các địa phương trong cả nước thực hiện tốt hơn công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương. Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ khác Đảng và Nhà nước đã rất nỗ lực nhằm giúp người lao động, trong đó có lao động nữ có được việc làm ổn định với thu

nhập cao hơn để nâng cao cải thiện đời sống.

Từ các chủ chương của Nhà nước thì Tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều chính sách chương trình hỗ trợ các huyện xã trong công tác giải quyết tạo việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nữ. Cụ thể như:

Các Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030, tiếp tục triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và thực hiện tốt công tác tư vấn, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng lao động khi kết thúc hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, phù hợp; tập trung nhân rộng các mô hình đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động. Trong đó, quan tâm đến hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn, người dân tộc và các lao động thuộc gia đình chính sách…

Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2476/2017/QĐ-UBND ngày 16/8/2017 của UBND Tỉnh Thái Nguyên…

Có thể nói trong thời gian qua Chính phủ và tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hiệu quả trong công tác giải quyết tạo việc làm, góp phần tạo việc làm cho rất nhiều lao động nói chung và lao động nữ nói riêng trong cả nước và trên địa bàn tỉnh.

Với những chính sách hỗ trợ từ các cấp chính quyền bên trên, chính quyền huyện Định Hóa cũng đã nâng cao được hiệu quả công tác tạo việc làm cho người lao động tại địa phương đặc biệt là các lao động nữ trong những năm gần đây. Chính quyền huyện đã có sự phối hợp với nhiều đơn vị, tổ chức thực hiện giới thiệu việc làm; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, thủ tục liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 55)