Loại hình Doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 134)

Đơn vị tính: Người nộp thuế

Số TT

Loại hình Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Số Doanh nghiệp Quyết toán thuế

TNCN (2014) Tình trạng nộp Quyết toán Tỷ lệ (%) đã nộp trên phải nộp Tỷ lệ (%) chƣa nộp trên phải nộp Tổng phải nộp Đã nộp Chƣa nộp Nộp đúng hạn hạn Nộp quá hạn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) TỔNG CỘNG 4.800 4.576 224 3.481 76,1 1.095 23,9 95,3 4,7 1 Khu vực Nhà nước 110 105 5 81 77,1 24 22,9 95,5 4,5 2 Khu vực K.tế có vốn ĐTNN 165 163 2 144 88,3 19 11,7 98,8 1,2 3 Khu vực kinh tế

Ngoài quốc doanh 4.525 4.308 217 3.256 75,6 1.052 24,0 95,2 4,8

(Nguồn: Phòng thuế TNCN-Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Số liệu tổng hợp vào biểu này được lấy từ kết quả thống kê tình trạng chấp nộp Quyết toán theo từng ĐTNT. Từ kết quả thống kê, phân tích theo loại hình doanh nghiệp, thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp chấp hành kê khai nộp quyết toán thuế TNCN tốt hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tỷ lệ kê khai đạt 98,8%, Trong khi đó các loại hình doanh nghiệp trong nước tỷ lệ kê khai đạt 95,5%. Nguyên nhân do các doanh nghiệp trong nước ý thức chấp hành khai thuế TNCN thấp hơn so với doanh nghiệp nước ngoài.

Đơn vị tính: Người nộp thuế

Số

TT Loại hình doanh nghiệp

Tổng số DN Quyết toán thuế TNCN

(2014)

Xác định lỗi trong kê khai thuế Lỗi định danh Lỗi số học

Phải nộp Đã nộp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) TỔNG CỘNG 4.800 4.576 31 0,7 59 1,3 1 Khu vực Nhà nước 110 105 3 2,9 2 1,9 2 Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN 165 163 4 2,5 0.0

3 Khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh 4.525 4.308 24 0,6 57 1,3

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và xử lý của tác giả)

Từ kết quả phân tích của ứng dụng quản lý thuế, ta dễ dàng nhận thấy các lỗi về thông tin định danh mà NNT mắc phải khi kê khai thuế là không lớn có 31 lỗi chiếm 0,7% trong tổng số 4.576 hồ sơ khai quyết toán TNCN 2014. Theo số liệu thống kê của Phòng Kê khai - Kế toán thuế thuộc Cục thuế Vĩnh Phúc cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của lỗi thông tin định danh là lỗi liên quan đến việc thay đổi địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên hệ nhưng không làm thủ tục khai báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Đối với lỗi số học có 59 lỗi chiếm 1,3% trong tổng số 4.576 hồ sơ khai quyết toán TNCN 2014, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do kế toán doanh nghiệp không hiểu rõ cách xác định số tiền thuế TNCN chênh lệch do áp dụng thuế suất lũy tiến, không xác định cụ thể trong tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế có bao nhiêu thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ đầu tư vốn...

* Về hoàn thuế

Khi cá nhân lập hồ sơ xin thoái trả thuế, cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra hồ sơ xin thoái trả thuế, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu cá nhân không thuộc diện được thoái trả thì trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ, trường hợp thuộc đối tượng được thoái trả thuế nhưng hồ

sơ chưa lập đầy đủ, đúng theo quy định thì thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế kiểm tra số liệu, xác định số thuế thoái trả, ra quyết định thoái trả tiền thuế cho đối tượng, đồng thời gửi cơ quan KBNN làm thủ tục thoái trả cho cá nhân đó.

Năm 2014, hoàn nộp thừa thuế TNCN 127 hồ sơ, số tiền đề nghị hoàn là 540 triệu đồng, đã giải quyết hoàn 127 hồ sơ, số tiền hoàn là 540 triệu đồng.

3.3.2.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN

Năm 2015, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc chủ động triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được giao. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh lớn, các ngành nghề kinh doanh phức tạp, các lĩnh vực có nguy cơ gian lận, trốn thuế, thất htu thuế cao. Các DN nhiều năm chưa thanh tra, kiểm tra, các doanh nghiệp có số thuế được ưu đãi, miễn, giảm, giãn, hoàn thuế. Trong năm 2015, đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 236 doanh nghiệp, đạt 101% so Kế hoạch giao. Kết quả truy thu và phạt 19.562 triệu đồng. Các doanh nghiệp đã chấp hành và nộp đầy đủ số truy thu và phạt vào NSNN.

Bảng 3.13. Kết quả thu nộp sau thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN

TT Loại hình DN Số DN đã thanh

tra, kiểm tra

Số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra

1 DN có yếu tố nƣớc ngoài 135 18.308

- DN 100% vốn nước ngoài 73 8.987

- DN liên doanh với nước ngoài 54 5.752

- Các nhà thầu (gồm thực hiện và

không thực hiện CĐKT V.Nam) 8 3.569

2 DN trong nƣớc 101 1.254

- Công ty TNHH 45 695

- Công ty cổ phần 53 471

Qua thanh tra, kiểm tra thì số thuế TNCN truy thu được trong năm chủ yếu là từ các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Kiểm tra, thanh tra 135DN đã truy thu được 18.308trđ chủ yếu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nguyên nhân là các DN có người nước ngoài làm việc, thu nhập của họ rất cao nhưng kế toán kê khai thiếu các khoản thu nhập của người nước ngoài. Còn các doanh nghiệp trong nước thì qua thanh tra, kiểm tra 101DN truy thu được 1.254trđ, chủ yếu từ đấu tư vốn và chuyển nhượng vốn.

* Những nguyên nhân và tồn tại của công tác thanh tra, kiểm tra:

Qua tình hình cụ thể về công tác kiểm tra, thanh tra ta thấy số doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra tại trụ sở chưa nhiều, số doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm về thuế TNCN còn ít. Điều này cũng chưa thể khẳng định, số doanh nghiệp và cá nhân còn lại đã kê khai đúng số thuế TNCN phải nộp. Một mặt là do thu nhập của cá nhân nhận được từ nhiều nguồn khác nhau mà Cục thuế không thể quản lý hết được, mặt khác là do ý thức tự kê khai của các doanh nghiệp còn yếu kém trong khi cơ quan thuế không đủ thời gian và nhân lực để kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp.

Công tác kiểm tra, thanh tra Thuế tuy đã được đẩy mạnh song bố trí lực lượng còn mỏng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; Công tác đôn đốc thu nộp sau kiểm tra đối với một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên số tiền truy thu và phạt nộp vào NSNN chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế còn mang tính thủ tục, chưa phát hiện những rủi ro tiềm ẩn của người nộp thuế.

Việc chấp hành quy trình kiểm tra còn chưa thực sự nghiêm túc, thời gian kiểm tra còn để kéo dài, chưa có giải pháp, biện pháp xử lý dứt điểm.

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra của Cục thuế

Mức độ hài lòng Số NNT Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 8 8%

Hài lòng 86 86%

Không hài lòng 6 6%

Tổng 100 100%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra và xử lý của tác giả)

Qua bảng kết qủa điều tra mức độ hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra tới việc chấp hành nghĩa vụ thuế ta thấy số người hài lòng và rất hài lòng về công tác thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ rất cao (94%), chỉ có 6% số phiếu điều tra là không hài lòng do ý thức một bộ phận người nộp thuế còn kém.

3.3.2.5. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Ngay từ đầu năm 2015 Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo sát sao các bộ phận chức năng cương quyết áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ, giảm tối đa nợ cũ và giảm phát sinh nợ mới, kết quả đã đạt được thành tích đáng kể góp phần quan trọng vào công việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị đã được Tổng cục thuế giao.

Tính đến thời điểm 31/12/2015, Cục thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đã giảm số nợ xuống dưới chỉ tiêu Tổng cục thuế giao (Tổng cục thuế giao tổng nợ trên tổng thu dưới 5%).

Bảng 3.15. Tổng quan số nợ thuế TNCN của Cục thuế từ năm 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng nợ 209.876 199.450 384.258 303.179 609.050 Nợ thuế TNCN 5.324 7.606 6.006 7.104 7.251 (%) Tỷ lệ nợ thuế TNCN/Tổng nợ 2,5% 3,8% 1,6% 2,3% 1,2%

(Nguồn:Phòng Quản lý nợ- Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua số liệu bảng trên ta thấy, bình quân số nợ thuế TNCN của Cục thuế là 2,28% trên tổng số nợ giai đoạn 2011-2015. Số nợ thuế này ít hơn so với các sắc thuế khác vì chủ yếu là khấu trừ tại nguồn (thu qua đơn vị chi trả thu nhập).

- Năm 2012 nợ thuế TNCN tăng là do nhập chênh lệch quyết toán năm và do cá nhân phát sinh thêm bổ sung quyết toán chưa nộp thuế.

3.3.2.6. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế là nhiệm vụ quan trọng để cho người nộp thuế hiểu và nắm bắt được chế độ chính sách thuế của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh; là đầu mối tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục về thuế; phối hợp với các phòng chức năng liên quan đề xuất giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định;

Hàng năm, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai các hình thức tuyên truyền đa dạng như qua các trang báo, tạp chí của địa phương, xây dựng các phóng sự truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế … để tuyên truyền chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn. Số lượt tin, bài, phóng sự đã đăng tải trên các báo, tạp chí bình quân khoảng trên 100 lượt/năm. Ngoài công tác phối hợp với các các cơ quan báo, truyền hình, từ năm 2011 đến năm 2015 Cục thuế đã đẩy mạnh tuyên truyền qua Trang thông tin điện tử, đây là kênh tuyên truyền hiện đại mang lại hiệu quả tuyên truyền cao, kịp thời truyền tải các văn bản chính sách thuế mới đến các doanh nghiệp và các cá nhân nộp thuế trên địa bàn. Số lượt tin, bài, hình ảnh tuyên truyền qua Trang thông tin điện tử là khoảng gần 400 lượt/năm. Cục thuế Vĩnh Phúc cũng đã hướng dẫn NNT thực hiện các quy định mới khi chính

sách thuế sửa đổi, bổ sung thông qua các hội nghị tập huấn, số hội nghị được tổ chức định kỳ mỗi năm từ 2 - 3 lần và hướng dẫn, đối thoại ngày sau khi các luạt thuế mới có hiệu lực thi hành.

Công tác tuyên truyền đã được duy trì thực hiện hàng năm tuy nhiên các hình thức truyền tải chưa thực sự phong phú và đổi mới để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.

* Về công tác hỗ trợ NNT:

Công tác hỗ trợ NNT được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đã hướng dẫn và giải đáp vướng mắc kip thời về chính sách thuế, phí, lệ phí, quản lý và sử dụng hoá đơn, giải quyết yêu cầu thủ tục hành chính thuế đặc biệt giải đáp về các vướng mắc về sử dụng hóa đơn thương mại, hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ... cho NNT là 2.578 lượt giải đáp (Giải đáp trực tiếp cho NNT tại trụ sở cơ quan thuế: 1095 lượt; Giải đáp qua điện thoại là: 1376 lượt; Giải đáp bằng văn bản là: 107 văn bản).

Với những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, qua 100 phiếu đánh giá mức độ hài lòng của NNT, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được đánh giá khá tốt với 73 phiếu hài lòng và 23 phiếu không hài lòng, Số phiếu không hài lòng vẫn chiếm tỷ lệ cao, và không có phiếu rất hài lòng, điều này cho thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn chưa đạt hiệu quả như yêu cầu.

Bảng 3.16. Đánh giá sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Người nộp thuế

Mức độ hài lòng Số NNT Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 0 0%

Hài lòng 73 73%

Tổng 100 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra và xử lý của tác giả)

Để đạt được kết quả trên Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các cơ quan Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh, huyện, hệ thống loa truyền thanh cơ sở; Bản tin sinh hoạt Chi bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Bản tin Tư pháp của Sở Tư pháp, các tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế trên toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.3.2.7. Hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Cục thuế Vĩnh phúc đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng. Điều này cũng phần nào đáp ứng được công tác quản lý thuế của ngành, công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Cục. Từ tháng 9 năm 2014 Cục thuế Vĩnh Phúc phối hợp với Tổng cục thuế triển khai vận hành ứng dụng chương trình quản lý thuế tập trung (TMS) vào quản lý thuế.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thu thuế, Cục thuế Vĩnh Phúc đã mở trang thông tin điện tử http://vinhphuc.gdt.gov.vn để cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về chính sách thuế và thủ tục hành chính cho NNT. Giải đáp các vướng mắc khi thực hiện luật thuế TNCN cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

Bảng 3.17. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng đối với hệ thống CNTT Mức độ hài lòng Số NNT Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 31 31%

Hài lòng 45 45%

Tổng 100 100

Qua kết quả điều tra đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với hệ thống công nghệ thông tin của Cục thuế đã cho thấy mức độ hài lòng và rất hài lòng của NNT là 76%, còn lại 24% NNT không hài lòng. Điều này cũng phản ánh một phần hệ thống CNTT của Cục thuế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của NNT.

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Mỗi nhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác này tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.

3.4.1. Quan điểm của các cấp lãnh đạo nhà nước

Quan điểm của các cấp lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính

sách thuế thu nhập cá nhân, sau đó là tới quá trình thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi quản lý sắc thuế này. Pháp luật thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị. Luật thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng cũng không ngoại lệ. Một ví dụ cho điều này là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, trong quá trình thực hiện công bằng, xã hội phải chịu sự giảm sút của những hoạt động đang đạt hiệu quả kinh tế. Một nhà nước chú trọng công bằng hơn hiệu quả kinh tế sẽ có chính sách điều tiết mạnh vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 134)