SDA (short-term debt/total assets)
Tỷ số này được tính bằng cách lấy bình quân của tỷ số nợ ngắn hạn chia cho tổng TS trong 6 năm từ năm 2009 đến năm 2014.
( ) ( ) ( ) ∑ ( )
LDA (long-term debt/total assets)
Tỷ số này được tính bằng cách lấy bình quân của tỷ số nợ dài hạn chia cho tổng TS trong 6 năm từ năm 2009 đến năm 2014.
( ) ( ) ( ) ∑ ( )
DA (total debt/total assets)
Tỷ số này phản ánh tỷ lệ TS được tài trợ bởi nợ ra sao. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho TS của doanh nghiệp và nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (do tổng TS bằng tổng nguồn vốn). Tỷ số này càng cao thì giá trị TS hình thành từ vốn nợ càng cao.
Tỷ số này được tính bằng cách lấy bình quân của tỷ số tổng nợ chia cho tổng TS trong 6 năm từ năm 2009 đến năm 2014.
( ) ( ) ( ) ∑ ( )
Tỷ số nợ so với TS của các doanh nghiệp thường nằm trong khoảng từ 50% đến 70%. Tỷ số nợ so với TS quá thấp nghĩa là doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho TS. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại, tỷ số này cao cho thấy Công ty sử dụng quá nhiều nợ để
tài trợ cho TS. Công ty quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của Công ty sẽ thấp.
Chủ nợ thường thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.