PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 54)

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt là thăm dò, mô tả và quan hệ nhân quả. Trong đó thì thiết kế nghiên cứu mô tả và quan hệ nhân quả là thích hợp nhất để cung cấp các thông tin cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu mô tả sẽ trả lời cho các câu hỏi liên quan đến vai trò của KTQT và mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM, đồng thời nó cũng sẽ cung cấp các thông tin về các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT vào các DNVVN.

thuộc, sự thay đổi của biến độc lập sẽ làm biến phụ thuộc thay đổi như thế nào. Phương pháp hồi quy đa biến và mô hình hồi quy logistic binary sẽđược sử dụng để phục vụ

cho nghiên cứu này.

3.2.2Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Việc lấy mẫu khảo sát sẽ được tiến hành trên 200 đơn vị DNVVN tại địa bàn TP.HCM dựa vào thông tin được cung cấp từ Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM và Trung tâm hỗ trợ DNVVN phía Nam. Dữ liệu sơ cấp sẽđược thu thập bằng cách gửi các câu hỏi khảo sát đến các DNVVN tại địa bàn TP.HCM bằng email. Trong khi xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, người viết sẽ hướng các thông tin tới việc chỉ ra được sự

khác biệt khi vận dụng KTQT tác động đến hiệu quả kinh doanh của các DNVVN tại

địa bàn TP.HCM.

3.2.3Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được các dữ liệu, người viết sẽ đo lường sự phân tán, sự tập trung của dữ liệu bằng phương pháp mô tả thông qua các bảng phân phối tần suất. Phương pháp mô tả này sẽ trả lời được các câu hỏi về vai trò của KTQT và mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM hiện nay.

Sau cùng, mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc sẽđược nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic

3.2.3.1 Hệ thống thang đo

Các loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này để thiết lập câu hỏi khảo sát bao gồm: Thang đo danh nghĩa; Thang đo thứ tự và Thang đo nhị phân. Thang đo danh nghĩa được sử dụng để phân loại đặc thù của người trả lời, mục đích là có thể đánh giá mô hình, quy mô của các doanh nghiệp. Thang đo thứ tự là loại thang đo dùng

đểđo lường thái độ, tình cảm, nhận thức… do đó trong nghiên cứu này nó sẽ được sử

dụng nhằm đo lường mức độ việc vận dụng KTQT cũng như các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng này. Thang đo nhị phân chỉ có thể cho ra một trong hai kết quả nên sẽđược dùng cho các câu hỏi có hoặc không.

3.2.3.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát

Các câu hỏi cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với các biến trong mô hình khảo sát, do đó sau một khoảng thời gian nghiên cứu, người viết đã đưa ra một bảng câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi được phân theo từng chủđề khác nhau để giúp cho việc thu thập các dữ liệu một cách rõ ràng, có hệ thống. Các chủđềđược phân cụ thể như

sau:

Quy mô của doanh nghiệp

Thang đo danh nghĩa được sử dụng nhằm nắm bắt các thông tin về quy mô hoạt

động của doanh nghiệp như: Ngành nghề, số năm hoạt động, số lượng nhân viên và doanh thu các năm của doanh nghiệp.

Mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM

Thang đo thứ tự và thang đo nhị phân sẽđược sử dụng để đánh giá mức độ vận dụng KTQT ở các DNVVN tại địa bàn TP.HCM. Các câu hỏi khảo sát theo chủđề này sẽđược phân theo hệ thống chi phí, hệ thống dự toán ngân sách và hệ thống ra quyết

định.

Các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM

Theo các biến số trong mô hình khảo sát đã trình bày ở trên, các câu hỏi sẽđược xây dựng xoay quanh các vấn đề sau:

Áp lực cạnh tranh của thị trường

Thang đo thứ tự sẽ được sử dụng để đánh giá nhận xét của người trả lời với 5 mức độ: Hoàn toàn không ảnh hưởng, ảnh hưởng rất ít, ảnh hưởng vừa, ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng rất nhiều.

Sự quan tâm về KTQT của chủ doanh nghiệp

Thang đo thứ tự sẽ được sử dụng để đánh giá sự quan tâm của chủ các doanh nghiệp về KTQT với 5 mức độ: Không có, thấp, trung bình, cao, rất cao.

Trình độ của nhân viên kế toán

Thang đo danh nghĩa được sử dụng để xác định trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong nghiệp dựa vào các bằng cấp như: Trung cấp, cao đẳng, đại học, trên

đại học, bằng cấp khác.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp.

Thang đo thứ tựđược sử dụng đểđánh giá mức độứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý với 5 mức độ: Không ứng dụng, ứng dụng với mức thấp, ứng dụng với mức trung bình, ứng dụng với mức cao, ứng dụng với mức rất cao.

Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC và KTQT.

Phần này được thể hiện với câu hỏi có hoặc không.

Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của doanh nghiệp.

Thang đo thứ tựđược sử dụng để xác định mức chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT riêng biệt với 5 mức độ: Không có, rất thấp, trung bình, cao, rất cao.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau ba tháng gửi bảng câu hỏi khảo sát đến khoảng 200 doanh nghiệp đã nhận

được 162 bảng khảo sát trả về

Bảng 4.1: Tổng hợp số lượng trả lời nhận được Số lượng

Số bảng câu hỏi gửi đi 200 Số bảng trả lời nhận được 162 Số bảng trả lời chưa hoàn tất 12 Số bảng trả lời sử dụng được 150

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.

4.1.1Thông tin về các công ty được khảo sát

Các thông tin liên quan đến người được hỏi được thu thập trong phần 1 bảng câu hỏi. Các câu hỏi phần này bao gồm: Lãnh vực hoạt động, số lượng người lao động, thời gian hoạt động và doanh thu trong năm 2013. Đây là những thông tin rất cơ bản về

hoạt động chung của các doanh nghiệp.

Bảng 4.2: Thông tin các công ty khảo sát Thông tin Số lượng Tỷ lệ % Lãnh vực hoạt động Trang trí nội thất Thực phẩm và nước giải khát In ấn bao bì Cao su và nhựa Hóa mỹ phẩm Ngành khác Tổng số 16 9 28 22 17 58 150 10,7 6,0 18,7 14,7 11,3 38,7 100,0 Số lượng người lao động

Thông tin Số lượng Tỷ lệ % Từ 10 đến 200 người Từ trên 200 đến 300 người Tổng số 59 91 150 39,3 60,7 100,0 Thời gian hoạt động

Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm Từ 4 đến 10 năm Trên 10 năm Tổng số 4 23 98 25 150 2,7 15,3 65,3 16,7 100,0 Doanh thu trong năm 2013

Dưới 1 tỷ Từ 1 đến 10 tỷ Trên 10 đến 20 tỷ Trên 20 tỷ Tổng số 5 48 79 18 150 3,3 32,0 52,7 12,0 100,0

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.

4.1.2Mức độ vận dụng KTQT ở các công ty được khảo sát

Phần này thống kê câu hỏi số 5 của bảng câu hỏi khảo sát. Số liệu được tách ra theo 3 cột chính: Công ty nhỏ, Công ty vừa và cột tổng cho cả 2 loại công ty. Ở mỗi cột chính có 2 cột nhỏ là tỷ lệ phần trăm trả lời có và tỷ lệ phần trăm trả lời không.

Bảng 4.3: Kết quả mức độ vận dụng KTQT trong các công ty khảo sát

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng cộng Có(%) Không (%) (%) Có Không (%) (%) Có Không (%) Hệ thống KTQT 14 86 37 63 28 72

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.

Số liệu tạiBảng 4.3 cho thấy việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp vừa có tỷ lệ

DNVVN vẫn còn rất thấp.

4.1.3Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT tại địa bàn TP.HCM bàn TP.HCM

- Độ tin cậy của các biến độc lập

Để bảo đảm cho tính chính xác và nhất quán của các biến thì cần phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy của và giá trị của khảo sát. Một khảo sát đáng tin cậy thì các câu hỏi phải được trả lời một cách nhất quán và có độ tập trung cao[13]. Độ tin cậy sẽđược xác

định thông qua hệ số Cronbach . Phương pháp này sẽ tính toán hệ số cho một biến

được lấy ra từ các thiết lập ban đầu nhằm xác định các nhóm có hệ số độ tin cậy cao nhất. Nếu tất cả các kết quả đều trên 0.7 thì khảo sát được đánh giá là đáng tin cậy, trường hợp hệ số thấp hơn có thểđược chấp nhận tùy vào mục tiêu nghiên cứu[13].

Bảng 4.4: Kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach 

Kết quả kiểm tra (Bảng 4.4) cho thấy độ tin cậy của tất cả các biến đều thỏa

điều kiện.

4.1.4Khảo sát các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT ở các DNVVN tại địa bàn TP.HCM

4.1.4.1 Trình độ của nhân viên kế toán

Kết quả khảo sát cho thấy mức độảnh hưởng của yếu tố trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán tác động lên việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp theo thang đo Likert bắt đầu từ 1 là không ảnh hưởng đến 5 là ảnh hưởng rất cao.

Số liệu thống kê ở bảng 4.5 cho thấy rằng có đến 76.67 % doanh nghiệp xác nhận ảnh hưởng của yếu tố này ở mức cao và rất cao, 5.33 % xác nhận ở mức rất thấp và thấp, 18 % xác nhận ở mức trung bình. Giá trị trung bình là 3.99 và phản ứng thường gặp nhất là thang 4 (Mode = 4).

Như vậy nhìn chung thì ảnh hưởng của yếu tố trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán được các doanh nghiệp đánh giá là cao.

Bảng 4.5: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

Thang đo (%) Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode 1 2 3 4 5 Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán 2.00 3.33 18.00 47.33 29.33 3.99 4 0.89 4

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả

4.1.4.2 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy mức độảnh hưởng của yếu tố sự quan tâm về KTQT của chủ doanh nghiệp tác động lên việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp theo thang đo Likert bắt đầu từ 1 là không ảnh hưởng đến 5 là ảnh hưởng rất cao.

Bảng 4.6: Mức độ quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp

Thang đo (%) Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode 1 2 3 4 5 Mức độ quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp 9.33 18.67 46.00 16.67 9.33 2.98 3 1.05 3

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả

Số liệu thống kê ở bảng 4.6 cho thấy rằng có đến 46 % doanh nghiệp xác nhận

% xác nhận ở mức cao và rất cao. Giá trị trung bình là 2.98 và phản ứng thường gặp nhất là thang 3 (Mode = 3).

Như vậy nhìn chung thì ảnh hưởng của yếu tố sự quan tâm về KTQT của chủ

doanh nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá là trung bình.

4.1.4.3 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT

Kết quả khảo sát cho thấy mức độảnh hưởng của yếu tố chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT tác động lên việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp theo thang đo Likert bắt đầu từ 1 là không ảnh hưởng đến 5 là ảnh hưởng rất cao.

Bảng 4.7: Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp

Thang đo (%) Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode 1 2 3 4 5 Mức độ ảnh hưởng của chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT 18.00 2.00 14.00 61.33 4.67 3.33 4 1.20 4

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả

Số liệu thống kê ở bảng 4.7 cho thấy rằng có đến 66 % doanh nghiệp xác nhận

ảnh hưởng của yếu tố này ở mức cao và rất cao, 20 % xác nhận ở mức rất thấp và thấp, 14 % xác nhận ở mức trung bình. Giá trị trung bình là 3.33 và phản ứng thường gặp nhất là thang 4 (Mode = 4).

Như vậy nhìn chung thì ảnh hưởng của yếu tố chi phí cho việc tổ chức một hệ

thống KTQT được các doanh nghiệp đánh giá là cao. Điều này cũng cho thấy rằng việc thiếu vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM hiện nay có thể là do các doanh nghiệp sợ rằng chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT này làm ảnh hưởng

đến lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc là doanh nghiệp không đủ khả năng về tài chính

4.1.4.4 Áp lực cạnh tranh thị trường

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố áp lực cạnh tranh thị

trường lên việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp theo thang đo Likert bắt đầu từ

1 là không ảnh hưởng đến 5 là ảnh hưởng rất cao.

Bảng 4.8: Áp lực canh tranh thị trường

Thang đo (%) Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode 1 2 3 4 5 Áp lực cạnh tranh thị trường 6.67 24.00 44.67 16.67 8.00 2.95 3 0.10 3

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả

Số liệu thống kê ở bảng 4.8 cho thấy rằng có đến 44.67% doanh nghiệp xác nhận ảnh hưởng của yếu tố này ở mức trung bình, 30.67% xác nhận ở mức rất thấp và thấp, 24.67% xác nhận ở mức cao và rất cao. Giá trị trung bình là 2.95 và phản ứng thường gặp nhất là thang 3 (Mode = 3).

Như vậy nhìn chung thì ảnh hưởng của áp lực cạnh tranh thị trường chỉ được các doanh nghiệp đánh giá là trung bình.

4.1.4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp

Bảng 4.9: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp

Thang đo (%) Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode 1 2 3 4 5 Mức độứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp 1.33 31.33 50.67 10.67 6.00 2.89 3 0.84 3

Kết quả khảo sát cho thấy mức độảnh hưởng của yếu tố mức độứng dụng công nghệ thông tin lên việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp theo thang đo Likert bắt

đầu từ 1 là không ảnh hưởng đến 5 là ảnh hưởng rất cao (Bảng 4.9)

Số liệu thống kê ở Bảng 4.9cho thấy rằng có đến 50.67 % doanh nghiệp xác nhận ảnh hưởng của yếu tố này ở mức trung bình, 32.67 % xác nhận ở mức rất thấp và thấp, 16.67 % xác nhận ở mức cao và rất cao. Giá trị trung bình là 2.89 và phản ứng thường gặp nhất là thang 3 (Mode = 3).

Như vậy nhìn chung thì ảnh hưởng của yếu tố mức độ ứng dụng công nghệ

thông tin chỉđược các doanh nghiệp đánh giá là trung bình.

4.1.4.6 Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy hoặc mô hình hồi quy là phương pháp thống kê thường được sử

dụng trong kinh tế khi mà các yếu tố liên quan không thểđược thực thi trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này đã trở thành một phần không thể thiếu của phân tích dữ liệu liên quan đến việc mô tả mối quan hệ giữa một biến phản ứng (phụ thuộc) và một hoặc nhiều biến giải thích (độc lập).

Phân tích hồi quy đa biến là một kỹ thuật thống kê xem xét mối liên quan giữa một biến phụ thuộc duy nhất và một số biến độc lập. Tiến hành phân tích hồi quy đa biến giảm thiểu khả năng phóng đại của một biến độc lập để giải thích cho mức độảnh hưởng của biến phụ thuộc bằng cách phân tích hồi qui đơn đồng thời tăng khả năng giải thích của mô hình cho tổng thể.

Bảng 4.10: Biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)