Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh tân bình​ (Trang 25 - 29)

Dựa theo mô hình nghiên cứu của các giả như Steenackers và Goovaerts (1989), Ozdemir and Boran (2004), Kocenda và Vojtek (2009) và Shubha (2013), ta có được mô hình nghiên cứu sau:

Bảng 3.1: Mô tả các biến và kỳ vọng dấu của mô hình hồi quy

Biến Tên biến Giải thích Đơn vị Kỳ vọng

Đặc điểm khoản vay

X1 Số tiền vay Logarit của số tiền cho khách hàng vay Triệu đồng

+/-

X2 Thời gian vay Khoản thời gian mà toàn bộ khoản vay phải được hoàn trả hết

Tháng +

X3 Lãi suất Lãi suất của khoản vay %/

năm

+

X4 Mục đích của khoản vay

Vay bổ sung vốn lưu động nhận giá trị “1”, vay xây dựng mua sắm tài sản cố định nhận giá trị “0”

-

X5 Tài sản thế chấp

Biến giả nhận giá trị = “1” nếu tài sản thế chấp là bất động sản, và nhận giá trị = “0” nếu là động sản.

-

Đặc điểm ngân hàng vay

X6 Thời gian

cấp tín dụng

Khoản thời gian hoàn thành thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng

Ngày -

X7 Định giá độc lập

Thuê công ty thẩm định giá độc lập, đảm bảo giá trị tài sản dùng làm thế chấp nhận giá trị “1”, nhận giá trị “0” nếu không thuê công ty thẩm định giá độc lập.

-

X8 Trình độ

chuyên môn

Là trình độ học vấn của cán bộ tín dụng, sẽ phân chia theo cấp bậc từ đại học và sau đại học. Biến đại học nhận giá trị “1”, biến sau đại học nhận giá trị “0”

-

X9 Kiểm tra sau cho vay

Tổng số lần kiểm tra của cán bộ tín dụng trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu

Lần -

Đặc điểm doanh nghiệp vay

X10 Số năm hoạt động

Là khoản thời gian mà doanh nghiệp thành lập và hoạt động

X11 Vốn chủ sở hữu

Logarit của số tiền mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh khi mới thành lập.

Triệu đồng

-

X12 Lợi nhuận trước thuế

Logarit của số tiền lợi nhuận Triệu đồng/ năm - X13 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất nhận giá trị “1”, thương mại dịch vụ nhận giá trị “0”. - Biến phụ thuộc Y Mức độ rủi ro của khoản vay

Biến phụ thuộc (biến mức độ rủi ro của khoản vay), là trong quá trình thanh toán khoản vay có đúng hạn hay không. Là biến giả, nhận giá trị 0 nếu nợ thuộc nhóm 1, 2 (phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), giá trị 1 nếu thuộc nhóm 3, 4, 5.

Biến phụ thuộc Y = mức độ rủi ro của khoản vay

Biến độc lập X1 = Số tiền cho vay: X1 có tác động đồng biến với Y ( biến phụ

thuộc) tức là Nếu số tiền vay càng lớn thì người đi vay có xu hướng trì hoãn hay tìm cách chiếm đoạt khoản vay này hay rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, dẫn tới khả năng thanh toán thấp.

Biến độc lập X2 = Thời gian cho vay: X2 có tác đồng biến với Y( biến phụ

thuộc) có nghĩa là thời gian vay càng dài càng có rủi ro tín dụng cao.

Biến độc lập X3 = Lãi suất cho vay: X3 có tác động đồng biến với Y. Các ngân

hàng thường đưa ra mức lãi suất cao cho các khách hàng có rủi ro cao và khách hàng có rủi ro cao thường chấp nhận một mức lãi suất cao hơn

Biến độc lập X4 = Mục đích khoản vay : X4 có tác dụng nghịch biến với Y

Biến độc lập X5 = tài sản thế chấp : X5 có tác dụng nghịch biến với . Việc cho vay dựa trên tài thế chấp nhằm tạo độ an toàn cho ngân hàng khi khách hàng không còn khả năng trả nợ.

Biến độc lập X6 = thời gian cấp tín dụng: X6 có tác dụng nghịch biến với Y .

tức là thời gian cấp tín dụng càng dài thường càng chặt chẽ nên rủi ro cho vay thấp vì các cán bộ tín dụng có thời gian phân tích và phán đoán đúng năng lực trả nợ của khách hàng, dự báo tốt tình hình thị trường trong tương lai.

Biến độc lập X7 = Thẩm định độc lập X7 có tác dụng nghịch biến với y nhằm

đảm bảo giá trị thế chấp của tài sản và hạn chế rủi ro trong việc định giá, thường ngân hàng sẽ thuê công ty thẩm định giá độc lập để dùng làm cơ sở tham khảo thêm và kết hợp với việc tự định giá của ngân hàng để ra quyết định cuối cùng về giá trị tài sản thế chấp của doanh nghiệp. Điều này sẽ hạn chế bớt những rủi ro do chủ quan và đảm bảo một cách công bằng tương đối giá trị tài sản mà doanh nghiệp thế chấp vay vốn tại ngân hàng.

Biến độc lập X8 = trình độ học vấn: X8 có tác dụng nghịch biến với y . trình độ

học vấn có tác động đến khả năng hiểu biết trong công việc, vừa có khả năng nắm bắt thông tin và phán đoán khả năng trả nợ của mỗi người. Theo kết quả khảo sát của Shubha (2013) những người có trình độ học vấn tốt hơn thường cho các khách hàng vay ít rủi ro hơn.

Biến độc lập X9 = kiểm tra sau cho vay X8 có tác dụng nghịch biến với y. Số lần kiểm tra, giám sát có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng. Khi việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo cho việc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, từ đó tạo ra thu nhập để trả nợ theo như phương án vay vốn, việc ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn đốc, thu nợ và xử lý các tình huống ngoài dự kiến một cách kịp thời.

Biến độc lập X10 = thời gian hoạt động: thời gian hoạt động tương quan nghịch

biến với rủi ro tín dụng. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng dài thì việc phân tích năng lực kinh doanh và hiệu quả trong phương án kinh doanh càng có cơ sở đánh giá và khả năng xảy ra rủi ro càng ít.

Biến độc lập X11 = vốn chủ sở hữu : X11 có tương quan nghịch với biến phụ

thuộc Y. Quy mô nguồn vốn này càng lớn càng có cơ sở để xác định tính hợp lý tương đối của vốn vay và những rủi ro có thể xảy ra sẽ thấp hơn.

Biến độc lập X12 = lợi nhuận trước thuế: X12 là một trong những cơ sở để ngân

hàng phân tích tình hình hoạt động và đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ vay cho ngân hàng, và cũng là cơ sở chấm điểm

xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế càng cao thì rủi ro trong thanh toán nợ càng giảm vì doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, lợi nhuận có quan hệ nghịch chiều với rủi ro.  Biến độc lập X13 = ngành nghề lĩnh vực kinh doanh : X13 có tương quan

nghịch biến với biến phụ thuộc Y.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh tân bình​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)