PHƢƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Tai lieu tim hieu chuong trinh mon mi thuat (Trang 60 - 63)

1. Định hƣớng phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở cấp tiểu học/THCS/THPT

a) Phòng học bộ môn

- Nhà trƣờng có phòng dành riêng cho hoạt động dạy học Mĩ thuật, đặc biệt ở giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. Vị trí phòng học mĩ thuật cần tƣơng đối độc lập với các phòng học khác trong nhà trƣờng.

- Trang thiết bị trong phòng học:

+ Bàn ghế học sinh phù hợp với việc di chuyển trong lớp học. + Bảng vẽ cá nhân; dụng cụ để trƣng bày sản phẩm mĩ thuật. + Bục đặt mẫu vẽ có thể điều chỉnh đƣợc kích thƣớc khi cần thiết.

+ Giá vẽ có thể điều chỉnh kích thƣớc phù hợp với chiều cao của từng HS. + Tủ, giá để lƣu giữ sản phẩm thực hành và các dụng cụ, công cụ học tập. + Phƣơng tiện hỗ trợ: máy tính, đèn chiếu (overhead), máy chiếu (projector),…

b) Đồ dùng dạy học: khối cơ bản, tƣợng chân dung phạt mảng, tƣợng chân dung, tranh, ảnh tƣ liệu mĩ thuật,…

60

Ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu đƣợc quy định trong danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, giáo viên cần tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học; đồng thời, nhà trƣờng cần phối hợp, huy động sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức ở địa phƣơng để bổ sung đồ dùng dạy học phù hợp với chƣơng trình

2. Ví dụ minh hoạ sử dụng một số phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở cấp tiểu học/THCS/THPT

Trong tiến trình giáo dục mĩ thuật thƣờng xuyên sử dụng đồ dùng trực quan, kết hợp với phƣơng tiện công nghệ, ví dụ một số đồ dùng, thiết bị dạy học sau:

- Phòng học bộ môn: sẽ tạo đƣợc không gian nghệ thuật trong nhà trƣờng, nhờ đó góp phần kích thích hứng thú học tập, thực hành, sáng tạo ở học sinh. Đặc biệt, ở giai đoạn giáo dục nghề nghiệp, phòng học bộ môn và các trang thiết bị nhƣ bảng vẽ, giá vẽ, bục đặt mẫu, vật mẫu, họa phẩm,… máy chiếu, máy tính, máy ảnh,… là điều kiện cần để thực hiện dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Có thể nêu một số đồ dùng cụ thể sau:

+ Giá vẽ: Sử dụng trong thực hành, trƣng bày sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong lớp, ngoài lớp học trong khuôn viên nhà trƣờng và ngoài trƣờng. Việc học sinh đƣợc sử dụng công cụ nhƣ giá vẽ sẽ góp phần kích thích học sinh hứng thú học – thực hành, trao đổi, thảo luận và sáng tạo mĩ thuật (so với ngồi học nhƣ các môn học khác).... trong nhà trƣờng phổ thông.

+ Bục đặt mẫu: mục đích chính là sử dụng đặt mẫu để học sinh quan sát, nhận thức và thực hành sáng tạo; bục đặt mẫu có thể sử dụng để học sinh trƣng bày/ triển lãm sản phẩm mĩ thuật, đặc biệt là các sản phẩm dạng 3D; đồng thời bục đặt mẫu góp phần tạo không gian học tập “chuyên nghiệp” cho phòng học bộ môn của môn học, góp phần thúc đẩy hứng thú học mĩ thuật của học sinh trong nhà trƣờng phổ thông.

+ Bàn, ghế học sinh: Khác với bàn ghế trong các phòng học thông thƣờng, đối với phòng học môn mĩ thuật, bàn, ghế thiết kế phù hợp với việc di chuyển hay có thể điều chỉnh (gấp, xếp hoặc giữ nguyên kích thƣớc nhƣ các bàn ghế khác) sẽ tạo sự linh hoạt và đổi mới trong khuôn viên lớp học/ phòng học, cũng nhƣ phù hợp với những nhiệm vụ học tập đa dạng và quy mô làm việc nhóm khác nhau….

- Tranh, ảnh, tƣ liệu mĩ thuật, (thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời, hình khối, đồ vật, con vật,…) là những đồ dùng, công cụ trực quan thiết yếu trong dạy học mĩ thuật; tuy nhiên, tùy theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học cụ

61

thể mà nội dung, hình thức thể hiện ở các đồ dùng trực quan và mức độ sử dụng khác nhau. Mặt khác, thông qua các đối tƣợng quan sát đƣợc lựa chọn, sƣu tầm từ các nguồn thông tin khác nhau và sử dụng trong tổ chức dạy học, giúp học sinh nhận biết đƣợc kiến thức mĩ thuật luôn sẵn có ở xung quanh; nhận thức đƣợc sự đa dạng của mĩ thuật, mối quan hệ của mĩ thuật với văn hóa, lịch sử và các loại hình nghệ thuật khác trong đời sống thực tiễn; giúp học sinh ý thức đƣợc vai trò của môn học trong nhà trƣờng cũng nhƣ thấy đƣợc đóng góp của môn học trong phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân và cộng đồng.

- Tƣợng chân dung phạt mảng, tƣợng chân dung: là những mẫu vẽ cần thiết trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật để thực hành, nghiên cứu đối tƣợng; qua đó, giúp học sinh phát triển tƣ duy độc lập, khả năng nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá,… đối tƣợng trong thực hành; góp phần phát triển ở học sinh khả năng diễn tả đối tƣợng dựa trên các yếu tố nhƣ hình, khối, không gian, diện, mảng,… mật độ của nét, tƣơng quan của đậm nhạt,… làm cơ sở nền tảng cho học sinh khám phá và vận dụng mĩ thuật vào học tập, phát triển nghệ thuật theo sở thích và thiên hƣớng cá nhân.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29–NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Quốc hội khoá XIII (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật,

NXB Giáo dục

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình tổng thể, ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trƣởng BGD &ĐT. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, ban

hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/ BGDĐT-GDTrH, ngày 08/ 10/ 2014 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4612/ BGDĐT-GDTrH ngày 03/ 10/ 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Dự án Việt – Bỉ, NXB Đại học Sƣ phạm.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học, Dự án Saeps, NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục Mĩ thuật, Âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án RGEP, (2017, 2018), Tài liệu và kết quả thực nghiệm Chương trình môn Mĩ thuật ở 6 tỉnh và thành phố trên cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Tai lieu tim hieu chuong trinh mon mi thuat (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)