nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt chính sách về ruộng đất. Tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích nông dân hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống. Tăng hiệu quả sử dụng đất, tiêu thụ nông sản hàng hoá. Hỗ trợ và khuyến khích nông dân học nghề, tiếp nhận và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
i với tr thức, phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài. Khuyến khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tóm lại, Liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là nòng cốt của khối
đại đoàn kết dân tộc, là chổ dựa chủ yếu của Đảng và Nhà nước. Đó không phải là ý muốn chủ quan mà là một tất yếu khách quan do điều kiện lịch sử kinh tế xã hội quy định và cho phépl àm điều đó cũng như do yêu cầu cách mạng đòi hỏi phải làm như vậy. Muốn cho khối liên minh đó ngày càng phát huy được tác dụng mạnh mẽ, thì Đảng và Nhà nước phải kịp thời ban hành và thực thi các chính sách nhằm tăng cường sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp, đồng thời phải coi trọng lãnh đạo xây dựng các tổ chức của nó, làm cho các tổ chức đó thực sự là chổ dựa tin cậy của hội viên, đoàn viên, là chổ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Câu 6: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác-Lênin ở chổ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử
thế giới của CCN là người xây dựng xã hội XHCN”.
Bài làm: Kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tưởng XHCN không tưởng
trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại; khảo sát và phân tích thực tiễn của CNTB,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra một lý thuyết khoa học về CNXH, đó là CNXH khoa
học. CN Mác-Lênin bao gồm ba bộ phận hợp thành là triết học Mác-Lênin, kinh tế học chính
trị Mác-Lênin và CNXH khoa học, trở thành một học thuyết khoa học và hoàn chỉnh, trở thành hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của GCCN hiện đại, soi đường cho cách mạng XHCN giải phóng nhân loại khỏi chế độ tư hữu, áp bức bất công và nghèo nàn lạc hậu. Trong mối quan hệ giữa ba bộ phận của CN Mác-Lênin, mỗi bộ phận đều có tính đặc thù và tính độc lập tương đối, đồng thời gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa nhập vào nhau và cùng hướng tới giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Triết học Mác-Lênin với CN DVLS đã chỉ ra nền sản xuất kinh tế là cơ sở để xem xét sự thay đổi các chế độ xã hội, từ đó hình thành lý luận về hình thái KT-XH và KTCT học Mác- Lênin đã đi sâu nghiên cứu XHTB, làm rõ bản chất của CTS trong nền kinh tế TBCN là bóc lột giá trị thặng dư. Còn CNXH khoa học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chính trị- xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái KT-XH CSCN, những nguyên tắc cơ bản, phương pháp đấu tranh cách mạng của CCN để thực hiện chuyển biến xã hội từ CNTB lên CNXH, CNCS.
Với đối tượng nghiên cứu đó, CNXH khoa học đã chỉ rõ: Sự vận động, biến đổi KT-XH của CNTB, nhận rõ sự biến đổi cơ cấu xã hội-giai cấp, các mâu thuẩn xã hội khách quan trong lòng xã hội TBCN, đặc biệt là mâu thuẩn giữa CCN, NDLĐ với CTS và tính tất yếu khách quan dẫn đến cuộc cách mạng XHCN. CNXH khoa học không chỉ nghiên cứu những biến đổi trong phạm vi mỗi nước mà còn trên phạm vi cả thế giới, rút ra những kết luận chính trị khoa học, định hướng nhận thức và hành động cách mạng cho CCN. Đặc biệt là từ những biến đổi đó, CNXH khoa học đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề chính trị-xã hội, làm cơ sở để đảng cách mạng của CCN xác định con đường, biện pháp, nguyên tắc đấu tranh phù hợp. Đồng thời tìm ra những điều kiện, con đường, biện pháp, nguyên tắc chỉ đạo cuộc đấu tranh của CCN để thực hiện hoàn thành SMLS của mình, nhằm thủ tiêu chế độ TBCN, xây dựng thành công CNXH và CNCS. óp phần “cách mạng hóa” quần chúng, làm cho CCN, NDLĐ có lý tưởng, tình cảm và niềm tin vào cách mạng, chủ động tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng xóa bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới. óp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống CTS và các thế lực phản động, bảo vệ lập trường của CCN, quy luật vận động tự nhiên tất yếu của lịch sử xã hội loài người đi tới, đó là CNXH, CNCS.
Từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của mình, CNXH khoa học đã khẳng định: CCN là “ C của những người lao động được hình thành và gắn liền với nền SX công nghiệp ngày càng hiện đại, với trình độ xã hội hóa và quốc tế hóa ngày càng cao; là đại biểu của LLSX và PTSX tiến tiến, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay; là GC duy nhất có SMLS lãnh đạo và tổ chức quá trình cách mạng XHCN, xây dựng CNXH, CNCS”, SMLS của CCN là lãnh đạo các giai tầng trong xã hội xóa bỏ CNTB, xóa bỏ chế độ người bốc lột người, giải phóng CCN, NDLĐ vào toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, và xây dựng CNXH và CNCS dưới sự lãnh đạo chính đảng của mình (ĐCS .
Đánh giá về vị trí vai trò của GCCN, chủ nghĩa Mác Lênin xác định SMLS của GCCN không phải do ý muốn chủ quan của GCCN hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều kiện khách quan quy định.
Trước hết đó là do đ a v kinh tế hội c a CC qu đ nh nên S LS c a GCCN. Bởi
vì, CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của LLSX. Sự ra đời của nền đại công nghiệp, một mặt tạo ra cơ sở vật chất to lớn, mặt khác sản sinh ra GCCN, lực lượng xã hội đại diện cho LLSX mới. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của GCCN, LLSX mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trong khi đó QHSX TBCN lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong lòng XHTB và được biểu hiện ra ngoài bằng mâu thuẫn gay gắt giữa GCCN - đại diện cho LLSX mới - với GCTS - đại diện cho QHSX lỗi thời. Theo quy luật khách quan, QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Một khi QHSX không phù hợp với LLSX sẽ xảy ra xung đột gay gắt trong xã hội, lúc đó giai cấp tiên tiến trong xã hội - đại diện cho LLSX mới - sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị, thiết lập QHSX mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của LLSX, tạo nên PTSX mới, tiến bộ hơn PTSX cũ bị thay thế. Khi ấy hình thái kinh tế xã hội cũ sẽ thay đổi bằng hình thái KT-XH mới cao, tiến bộ hơn: đó là quy luật phát triển cơ bản của xã hội loài người đã được lịch sử chứng minh, không một học thuyết nào bác bỏ được. Như vậy, với mâu thuẫn trong XHTB, sớm hay muộn người đại diện cho LLSX mới sẽ lãnh đạo NDLĐ đấu tranh lật đổ GCTS - đại diện cho QHSX lỗi thời - thiết lập QHSX mới, mở đường cho LLSX tiếp tục phát triển. CCN là LLSX tiên tiến, cơ bản nhất của PTSX TBCN, vì vậy nó sẽ là người quyết định phá vỡ QHSX TBCN, hình thành PTSX mới: PTSX CSCN, nền tảng cho xã hội CSCN ra đời
Thứ hai là, trong XHTB, CCN luôn luôn phát triển ngày càng đông về số lượng và tăng
về chất lượng cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và quá trình CNH, HĐH nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của CCN cũng đồng thời dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa CCN và CTS tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN. Hiện nay, GCTS đã và đang tìm mọi cách để điều chỉnh các quan hệ TBCN nhằm cứu vãn chế độ thống trị của giai cấp mình và trên thực tế CTS đã đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của XHTB, vẫn phải thường xuyên đối đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp thường xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người. Phong trào đấu tranh của CCN tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng bức tranh toàn cảnh của sự phát triển LLSX thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho CCN thực hiện SMLS của mình, dù có trãi qua những bước thăng trầm, quanh co nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.
Thứ ba là, Từ địa vị kinh tế - xã hội của GCCN trong nền sản xuất công nghiệp lớn TBCN
cũng đã hình thành nên những đặc điểm của CCN và cũng là tất yếu khách quan quy định
SMLS của CCN. Những đặc điểm đó là: ột là, nền sản xuất công nghiệp luôn luôn phát
triển về mặt kỹ thuật, công nghệ, vì vậy nó đòi hỏi trình độ của người công nhân phải luôn luôn được nâng lên, đổi mới và phát triển gắn liền với trình độ phát triển KH-KT và công nghệ. Do đó CCN là giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho LLSX hiện đại nhất. và cũng là giai cấp tiên phong nhất, do được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp nền CCN có tinh thần đoàn
kết, ý thức tổ chức kỹ luật cao. Hai là, CCN là người sản xuất ra những của cải dư thừa của
xã hội nhưng lại là người bị CTS áp bức bóc lột nặng nề nhất, do đó họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với CTS và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất, họ không có con đường nào khác là chống lại chế độ áp bức bóc lột TBCN. Ba là, địa vị KT-XH khách quan còn
tạo cho GCCN khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị
lịch sử của mình và khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Bên cạnh đó, CCN không chỉ là giai cấp đối lập về lợi ích trực tiếp với CTS mà còn là giai cấp đại biểu cho lợi ích của toàn bộ các giai cấp khác và tầng lớp lao động trong xã hội, hiểu được tâm tư nguyên vọng của họ, có khả năng lôi cuốn đoàn kết các giai cấp, tầng lớp lao động khác lại theo mình làm cách mạng xã hội. Do tính tiên phong trong cách mạng, CCN luôn là người đi đầu và trở thành lãnh tụ tự nhiên của các giai cấp, tầng lớp lao động khác, của toàn thể nhân dân lao động, của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống CNTB, chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. B n là, CCN có bản chất quốc tế, bởi vì xuất phát từ mối quan hệ trong nền sản xuất công nghiệp và từ mục đích xây dựng xã hội CSCN trên toàn thế giới. Giai cấp tư sản các nước hiện nay ngày càng liên minh lại với nhau để tồn tại và duy trì sự thống trị. Do đó, để chống lại kẻ thù chung là CTS, CCN mỗi nước ngoài việc phải thực hiện SMLS trong khuôn khổ dân tộc mình còn phải đoàn kết toàn thể CCN và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế mới có thể chiến thắng được.
SMLS c a CC là tất ếu hách quan. Song, c ng như những qu lu t hội hác nó ch di n ra hi có những tác động ch quan c a con người. Cụ thể ở đây là sự tác động
biện chứng của 3 nhân tố: Trước hết, bản thân CCN phải có sự trưởng thành, đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao trong quá trình sản xuất của nền đại công nghiệp không ngừng được hiện đại và trong mọi quá trình hoạt động. Đây là nhân tố nội sinh, quy định SMLS
của GCCN. hân t thứ 2 là, có sự lãnh đạo của ĐCS, Đảng phải thực sự trong sạch, vững
mạnh. Đây là nhân tố chủ quan hàng đầu, quyết định SMLS của GCCN. Sau cùng là, CCN
phải đoàn kết được mọi lực lượng xã hội trong quá trình cách mạng. Đây là nhân tố xã hội, nhân lên sức mạnh cho CCN thực hiện SMLS của mình.
Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới, một số quan điểm cho rằng: Lý luận của CN Mác-Lênin về SMLS của GCCN đã lỗi thời. Thời đại ngày nay là thời đại của “nên văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó trí thức chính là lực lượng tiên phong, có vai trò lãnh đạo xã hội. Quan điểm đó hoàn toàn sai lầm cả về phương diện lý luận và thực tiển, hòng phủ nhận CN Mác-Lênin về SMLS của GCCN, bao biện cho sự tồn tại của chế độ TBCN. Bởi vì, qua nghiên cứu học thuyết Mác- Lênin thì trí thức là tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước, song họ không thuần nhất về thành phần và tư tưởng, hơn nữa tầng lớp trí thức không có hệ tư tưởng độc lấp dẫn đường. Về địa vị KT-XH, tầng lớp trí thức không phải là lực lượng đại biểu cho một PTSX tiến bộ và trong thực tiển lịch sử họ chưa bao giờ trở thành một giai cấp độc lập và lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội tới thắng lợi, mà họ chỉ là một trong những lực lượng quan trọng của cuộc cách mạng xã hội mà thôi. Tuy dưới chế độ TBCN, trí thức cũng là lực lượng làm thuê và bị bóc lột, nhưng lại là tầng lớp làm thuê đặc biệt, được CTS đào tạo, sử dụng và có những chính sách ưu đãi nhất định, nên trí thức không có lợi ích đối kháng trực tiếp với CTS. Do đó họ tuy có mâu thuẩn với GCTS, nhưng không phải là mâu thuẩn cơ bản, chủ yếu nhất để dẫn tới cuộc cách mạng xã hội nổ ra. Đây là sự khác biệt cơ bản với CCN, vì vậy, tầng lớp trí thức không thể có SMLS thế giới như CCN.
Để minh chứng cho sứ mệnh lịch sử của CCN Việt Nam, ta sẽ xét trên tình hình thực tế của nước ta.
GCCN Việt Nam là một trong những bộ phận của GCCN quốc tế, nhưng do điều kiện ra đời
và hoàn cảnh lịch sử nước ta nên nó còn mang những đặc điểm riêng. Đó là: Thứ nhất, GCCN
Việt Nam còn non trẻ, ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX ở một nước nửa thuộc địa phong kiến. Đó là giai cấp thuần nhất về tư tưởng, sớm tập trung về lực lượng, không có tầng lớp công nhân quý tộc, sớm tổ chức được chính Đảng của mình. CCN Việt Nam được kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, hơn nữa nó lại bị ba tầng áp bức nặng nề nên có tinh thần