Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu 12_Nguyenthithuphuong (Trang 32 - 33)

(Nguồn: Ban thống kê xã Phú Túc, 2016)

1.3.4. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề

Từ loại cây guột mọc hoang dại tại các vùng rừng núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, người dân xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng rổ, rá, tủ, bàn ghế, khungảnh, lọ hoa, con giống...Làng Lưu Thượng (xã Phú Túc) là nơi khởi đầu nghề truyền thống mây tre đan guột từ thế kỷ XVII. Từ Lưu Thượng, nghề mây tre đan guột phát triển lan ra cả xã Phú Túc và các vùng phụ cận tồn tại đến tận ngày nay.

Làng nghề mây tre đan xã Phú Túc đứng vững được như ngày nay cũng đã trải qua bao thăng trầm. Trước 1945, thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, cuộc sống của người dân hết sức nghèo khổ, lầm than. Họ phải tự vươn lên làm nghề để kiếm sống. Sự bươn chải và nhạy cảm với nghề đã khiến người dân trong xã sáng tác ra nhiều mẫu mã. Sản phẩm ngày một hoàn thiện, lúc đó thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, hàng hóa đã được thống nhất về giá được chở bằng xe bò kéo đem ra Hà Nội rồi chuyển khắp trong nước cứ thế duy trì cho đến năm 1954.

Sau khi hoà bình lập lại, các ngành nghề thủ công được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm hợp tác xã Phú Túc được thành lập. Bước đầu đã có tổ sản xuất (do xã quản lý) và thực hiện sản xuất theo dây chuyền: Người làm quai, đáy hay nắp… Tuy nhiên, nghề cũng chưa phát huy được vì mới bước đầu. Đến năm 1963, hợp tác xã thủ công ra đời có ban quản trị, các tổ làm theo công điểm và bán tập trung. Sản phẩm làm ra do các trạm xuất khẩu thu mua rồi xuất cho Nhà nước. Đời sống người dân nhờ vậy mà tạm thời đi vào ổn định, và rồi một lần nữa hoạt động của nghề gần như ngừng hẳn bởi sự tác động trực tiếp của hoàn cảnh xã hội. Đó là vào thời điểm những năm 1979-1980, thị trường khối Châu Âu rạn nứt. Hàng không xuất đi được đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề của xã. Hợp tác xã lúc ấy gặp nhiều khó khăn do hàng không thanh toán được dẫn đến công nợ chồng chất. Đến năm 1990, khi việc tiêu thụ hàng gặp nhiều khó khăn thì cũng là lúc những con người thông minh, nhanh nhạy của đất Phú Túc đã có được bước tìm tòi phát triển thành nghề mây tre giang của quê hương.

Hiện nay toàn xã có 8/8 thôn được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề. Bên cạnh đó có nhiều nghệ nhân của làng được nhà nước phong tặng và đạt danh hiệu bàn tay vàng, bàn tay bạc tại hội chợ trong nước và các tổ chức quốc tế tổ chức.

Một phần của tài liệu 12_Nguyenthithuphuong (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w