Thực trạng nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 68 - 70)

Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.3. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách

2.3.2. Thực trạng nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực

nhân lực

*Về chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp

Vấn đề chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công. Chính vì vậy Công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với cung cầu trên thị trường với việc phát triển của Công ty theo hướng đa sở hữu về vốn, thực hiện kinh doanh đa nghề, đa sản phẩm. Để thực hiện chiến lược này Công ty tiếp tục cạnh tranh vào lĩnh vực sản xuất khẩu trang sợi hoạt tính nhằm phát huy kinh nghiệm và các nguồn lực trong các lĩnh vực này. Mặt khác, từ sản xuất chủ yếu là khẩu trang Công ty đã chuyển hướng sang hoạt động phân phối sản phẩm, hiện đang có nhu cầu tiêu thụ lớn nhằm mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng hướng đi đã giúp Công ty luôn có những biện pháp cải tiến trong khâu thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm, kèm theo các dịch vụ khép kín sau bán hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng là người dân.

Việc tổ chức các dịch vụ khép kín sau bán hàng, thể hiện một lối tư duy kinh doanh mới trong việc chủ động tổ chức cung ứng các dịch vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách. Sau một thời gian hoạt động, thực tế cho thấy việc duy trì và cung cấp các dịch vụ quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm được khách hàng đánh giá cao. Điều đó đã góp phần quảng bá thương hiệu của Công ty trên thị trường, thu hút khách hàng tạo điều kiện nâng cao được sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường sản xuất khẩu trang và phân phối sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ liên doanh, liên kết có tác động hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển, Công ty đã liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước, các bên cung cấp vật tư,

nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành nguyên liệu…Khó khăn lớn nhất mà Công ty đang gặp phải là các mối liên kết trong việc xử lý nguồn vốn. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường, mở rộng các quan hệ với nhiều tổ chức ngân hàng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc vay vốn và đứng ra bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng và huy động được các nguồn vồn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh để nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

*Năng lực triển khai các chính sách Marketing

Công ty là doanh nghiệp đã trải qua nhiều năm tham gia vào thị trường sản xuất khẩu trang và phân phối sản phẩm. Do vậy, hình ảnh của Công ty đã rất thân thuộc với người dân Hà nội, có thể nói các sản phẩm khẩu trang Kissy của Công ty đã có uy tin và chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, khi thị trường khẩu trang có sự cạnh tranh khốc liệt thì Công ty cần phải dùng nhiều cách để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường trong đó có hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo danh tiếng của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo uy tín đối với chủ đầu tư và người tiêu dùng về các mặt kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp (con người, tài chính, thiết bị...)

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này trong giai đoạn vừa qua, công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường tiếp tục được quan tâm đúng mức và luôn là trọng tâm chỉ đạo của Công ty nhằm giải quyết việc làm. Công ty đã đầu tư thêm một số thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường như máy vi tính đời mới có nối mạng thông tin, website của Công ty…Do đó thông tin đã thường xuyên được cập nhật phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường kinh doanh mới.

“Đội ngũ marketing của Công ty đã được bố trí tương đối hợp lý tại các khu vực mà công ty có khả năng bán được sản phẩm, và thu hút được các đối tác để hợp tác, phân phối sản phẩm. Thêm nữa trên các khu vực hoạt động truyền thống công ty đã chiếm lĩnh được thị phần rất lớn nên được khách

hàng và các đơn vị hợp tác vẫn giữ được các mối quan hệ tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả giành được trên công tác marketing

tìm kiếm thị trường cũng như tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu phù hợp vẫn chưa được coi trọng xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Trình độ nắm bắt thông tin thị trường của công ty còn rất nhiều hạn chế, đội ngũ chuyên gia marketing còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, chi phí cho các hoạt động marketing còn quá ít; do đó việc nắm bắt thị trường, đặc biệt thị trường dài hạn còn quá yếu kém, làm cho Công ty khó có được chiến lược cạnh tranh thích hợp. Thực tế hiện nay, hoạt động marketing chưa tách rời với các hoạt động chính của Công ty, hoạt động quảng bá thương hiệu nằm chung với bộ phận làm công tác kinh doanh điều này không những ảnh hưởng lớn đến công tác tiếp thị nói chung mà còn hạn chế lớn đến hiệu quả của công tác tiếp cận các đối tác liên quan. Trong năm tới, công tác này cần được Công ty có sự quan tâm tăng cường hệ thống thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp khi hội nhập, nắm bắt thông tin về thị trường khu vực, nâng cao chất lượng sản phẩm.”

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w