Hạn chế trong lĩnh vực phá sản các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Trình-tự-thủ-tục-thanh-lý-tài-sản-phá-sản-theo-pháp-luật-Việt-Nam-hiện-nay-thacsytv (Trang 74 - 76)

- Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

2.5.3. Hạn chế trong lĩnh vực phá sản các tổ chức tín dụng

Liên quan đến chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc phá sản TCTD còn các vấn đề Luật Phá sản 2014 chưa làm rõ đó là khả năng tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vào việc thanh lý tài sản. Với tính chất là một cơ quan giám sát hoạt động huy động vốn và thanh toán cho người gửi tiền, tổ chức BHTG không chỉ là chủ thể có đầy đủ thông tin về TCTD đang tiến hành thủ tục phá sản mà đây cũng là tổ chức có nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng để giúp hỗ trợ cho quá trình xử lý tài sản phá sản. Luật Phá sản 2014 đã không đề cập đến bảo hiểm tiền gửi là chưa tận dụng được năng lực sẵn có của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Chắc hẳn sẽ là hoàn toàn hợp lý nếu tổ chức

bảo hiểm tiền gửi được trao quyền tham gia với tư cách là người đại diện cho chủ nợ là những người gửi tiền trong vụ phá sản khi các chủ nợ là người gửi tiền.

Kết luận Chƣơng 2

Pháp luật về thanh lý tài sản phá sản là một bộ phận không thể thiếu được hệ thống pháp luật phá sản. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về thanh lý tài sản phá sản có thể đưa ra được những nhận xét sau đây:

1. Các quy định của pháp luật về thanh lý tài sản phá sản là tương đối đầy đủ, chi tiết, bao gồm các căn cứ áp dụng thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản, chủ thể tiến hành thanh lý tài sản, cách xử lý tài sản phá sản. Việc xây dựng các quy định pháp luật về thanh lý tài sản phá sản thực chất để đảm bảo chủ nợ có thể đòi được số nợ nhiều nhất có thể.

2. Thủ tục thanh lý tài sản phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Bên cạnh đó, thủ tục thanh lý tài sản phá sản cũng được áp dụng trong trường hợp đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. Đây là quy định mới của Luật phá sản 2014, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phá sản các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay.

3. Việc áp dụng các quy định của pháp luật phá sản nói chung và pháp luật về thanh lý tài sản nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định trong thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thanh lý tài sản phá sản, đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế khiến cho việc áp dụng pháp luật chưa đạt hiệu quả như mong muốn trong thực tế, làm cơ sở cho các phân tích nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này trong Chương 3 của Luận văn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Trình-tự-thủ-tục-thanh-lý-tài-sản-phá-sản-theo-pháp-luật-Việt-Nam-hiện-nay-thacsytv (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w