2.2.1. Hình thức hội nghị của Uỷ ban nhân dân Quận
Hình thức hội nghị của Uỷ ban nhân dân quận gồm phiên họp, cuộc họp giao ban, các cuộc họp khác trong đó phiên họp là một hình thức quan trọng thể hiện tính dân chủ tập trung trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận. Tại phiên họp Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của uỷ ban. Theo quy định của Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2004, Uỷ ban nhân dân Quận họp thường kỳ mỗi tháng một lần theo sự triệu tập, chủ toạ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận chủ trì giao ban với các Phó chủ tịch và Chánh văn phòng hội đồng nhân dân - uỷ ban nhân dân vào ngày thứ 5 hàng tuần để đánh giá kết quả công tác tuần và triển khai công tác tuần sau.
Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chế độ giao ban định kỳ 1 tháng 1 lần vào đầu tháng với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các phường, Trưởng các phòng,
57
ban chuyên môn, đơn vị thuộc quận và các đơn vị hiệp quản, phối quản (trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân họp chuyên đề hoặc đột xuất).
Phiên họp của Uỷ ban nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây: - Kiểm điểm tình hình công tác tháng qua.
- Bàn chương trình công tác của tháng và những vấn đề quan trọng khác theo quy định của pháp luật cần tập thể Uỷ ban nhân dân xem xét và cho ý kiến chỉ đạo tập thể. Việc kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng qua của các thành viên Uỷ ban nhân dân được thực hiện thông qua hình thức báo cáo trực tiếp [28].
Từng thành viên Uỷ ban nhân dân báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của mình và những người dưới quyền, nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, những kiến nghị đề xuất của mình với Uỷ ban nhân dân nói chung và với các thành viên cụ thể của Uỷ ban nhân dân nói riêng.
Trên cơ sở những báo cáo trên và những thông tin thu nhận được trong quá trình kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân sẽ tóm tắt, đánh giá kết quả hoạt động, cho ý kiến chỉ đạo thực hiện hoặc đưa ra tập thể bàn quyết định.
Vấn đề phản ánh, báo cáo hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân là việc làm thường xuyên tại các phiên họp hàng tháng. Hoạt động này rất quan trọng vì thông qua đó mà mọi thành viên của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nắm được những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Uỷ ban và các thành viên Uỷ ban nhân dân, từ đó nhận xét, đánh giá, chỉ đạo phối hợp hoạt động. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động này, tập thể Uỷ ban nhân dân có thể nắm xuyên suốt được mọi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở cấp mình.
2.2.2. Hoạt động lãnh đạo, điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận Thanh Xuân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân Quận
58 * Chủ tịch
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận Thanh Xuân có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Thành phố và Quận uỷ, Hội đồng nhân dân Quận về quản lý Nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân. Lãnh đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Uỷ ban nhân dân Quận. Tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân Quận. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Uỷ ban nhân dân Quận, chỉ đạo các hoạt động đối nội, đối ngoại của Quận.
+ Trực tiếp chỉ đạo công tác: tổ chức cán bộ, Nội chính, Tài chính, An ninh - Quốc phòng và chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch, quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị, công tác địa giới hành chính và các chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân Quận, công tác tổng hợp, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
+ Ký các văn bản pháp quy về chế độ, chính sách và các báo cáo của Uỷ ban nhân dân quận với Uỷ ban nhân dân Thành phố, Quận uỷ và Hội đồng nhân dân quận.
+ Giữ mối quan hệ thường xuyên giữa Uỷ ban nhân dân quận với Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Quận.
+ Xử lý các vấn đề liên quan tới khối nội chính: Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban chỉ huy quân sự quận.
+ Chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, chương trình an ninh quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội, đấu tranh chống tham nhũng. Là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự
59
quận; Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính, trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và Trưởng ban chỉ đạo 197.
+ Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân, Phòng Nội vụ, Thanh tra Nhà nước Quận, Công an quận, Ban chỉ huy quân sự quận.
Các phó chủ tịch quận - Phó Chủ tịch thứ nhất
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: kinh tế, tài chính, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đầu tư.
- Phụ trách chỉ đạo công tác thu chi ngân sách, cấp phép kinh doanh, quản lý thị trường, tài sản công, chương trình, đề án phát triển kinh tế, huy động vốn, sử dụng nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận. Giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công.
- Trưởng các ban chỉ đạo thực hiện các Nghị định của Chính phủ, các quy định của Thành phố, giữ mối liên hệ với các sở, ngành, quận, huyện thuộc thành phố đối với lĩnh vực được phân công.
- Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ; Trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và Phó Ban chỉ đạo cải cách hành chính.
- Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Phòng Kế hoạch - Kinh tế, Tài chính, Thống kê, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước Quận và Ban quản lý chợ.
Phó chủ tịch thứ hai
Phụ trách chỉ đạo công tác quản lý địa chính - nhà đất; trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở; đánh, gắn biển số nhà; đặt tên đường phố; công tác giải phóng mặt
60
bằng; công tác an toàn lưới điện; công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công.
Là Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện các nghị định Chính phủ, quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố về lĩnh vực phụ trách. Phó ban chỉ đạo 197 Quận; giữ mối liên hệ với các sở, ngành, quận, huyện thuộc lĩnh vực phụ trách.
Trực tiếp phụ trách công tác cấp phép xây dựng của phòng xây dựng đô thị.
Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Phòng tài nguyên và môi trường, Ban quản lý dự án, Thanh tra xây dựng quận và Bộ phận giải phóng mặt bằng.
Phó chủ tịch thứ ba
Được thay mặt Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận phụ trách, giải quyết các công việc của Uỷ ban nhân dân quận theo sự uỷ quyền của Chủ tịch khi Chủ tịch đi công tác vắng.
Trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục, dạy nghề, y tế, dân số - gia đình và trẻ em, lao động - thương binh xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, tôn giáo, phòng chống các tệ nạn xã hội và các chính sách xã hội khác.
Phối hợp và quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của các tổ chức xã hội, chính sách xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội.
Trưởng các ban chỉ đạo thực hiện các Nghị định và chỉ thị của Chính phủ, quy định Thành phố về lĩnh vực phụ trách. Chủ tịch Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, Trưởng ban tôn giáo, trưởng ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý mại dâm. Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và Phó ban chỉ đạo 197 Quận.
Giữ mối quan hệ phối hợp với các đoàn thể nhân dân và mối liên hệ với các sở, ngành, quận, huyện thuộc lĩnh vực công tác được phân công.
61
Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng lao động - thương binh và xã hội, phòng văn hoá thông tin và thể dục thể thao, trung tâm thể dục thể thao, uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, các hội xã hội, nghề nghiệp thuộc quận. Giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công.
Uỷ viên uỷ ban nhân dân quận:
Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân về tổ chức điều hành bộ máy văn phòng Hội đồng nhân dân - uỷ ban nhân dân quận để phục vụ các hoạt động chỉ đạo điều hành của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân quận.
- Giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch về công tác:
Tổng hợp xây dựng báo cáo tháng, quý, năm của Quận
Chuẩn bị nội dung phục vụ công tác giao ban với các phòng, ban và phường theo quy định, cùng với Thanh tra quận đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thường trực tiếp dân.
Quản lý, phát hành các loại văn bản, tài liệu của quận theo quy định, xử lý, chuyển giao, quản lý công văn, tài liệu đến đúng địa chỉ, đơn vị và người phụ trách giải quyết.
Quản lý trang thiết bị, tài sản thuộc Uỷ ban nhân dân quận và thực hiện các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể Quận.
- Giúp Chủ tịch theo dõi tổng hợp các hoạt động quản lý Nhà nước của khối phường, phòng, ban, ngành; các biện pháp chống tham nhũng, buôn lậu, thực hành tiết kiệm.
82
- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt vòng đời sản phẩm.
- Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 sẽ góp phần bổ sung thêm cho những tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất các yêu cầu khách hàng.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau
- Hướng vào khách hàng; - Sự lãnh đạo;
- Sự tham gia của mọi thành viên; - Tiếp cận theo quá trình;
- Tiếp cận có hệ thống để quản lý; - Cải tiến thường xuyên;
- Tiếp cận thực tế để ra quyết định;
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với bên cung ứng.
Chất lượng của Dịch vụ hành chính thường được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
- Lịch sự (courtesy) - Dễ gần (accessibility)
- Tính đáp ứng (responsiveness) - Hiệu lực (effectiveness)
- Hiệu quả (effciency)
- Chuyên nghiệp (professionalism) - An toàn (security)
- Minh bạch (transpanency)
- Tính trách nhiệm (accountability) - Đơn giản (simpliness), không phiền hà
83 - Nhất quán (consistency)
Mối quan hệ giữa ISO 9000 và chất lượng
- Chất lượng của dịch vụ hành chính thể hiện khả năng giải quyết công việc đáp ứng yêu cầu của tổ chức và công dân (đúng hạn, chính xác, tin cậy, lịch sự, đầy đủ thông tin và luôn sẵn sàng) và yêu cầu của Chính phủ (công khai, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp).
ISO 9000 bao gồm các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng để hình thành, bảo đảm và cải tiến thường xuyên chất lượng của Dịch vụ hành chính.
Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính công
- Tạo được một cách làm việc khoa học để có kết quả đúng;
- Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận và cá nhân, giải phóng lãnh đạo khỏi công việc sự vụ;
- Loại bỏ các thủ tục không cần thiết, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí của công việc;
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm và ý thức phục vụ của công chức; - Cải thiện quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và Dân;
- Giúp nâng cao hiệu suất và năng suất giải quyết công việc;
- Cơ sở để giáo dục và đào tạo nhân viên và cải tiến công việc [18]. Qua thực tế khảo sát hoạt động của Quận Thanh Xuân chúng tôi nhận thấy rằng Uỷ ban nhân dân Quận đã tiến hành đầu tư cho mạng LAN (Local area network - mạng nội bộ) nhưng hiện nay vẫn chưa đưa vào sử dụng, khai thác trên thực tế.
Muốn đưa mạng LAN vào hoạt động một cách có hiệu quả trong việc quản lý hành chính nhà nước thì chúng ta cần phải có kế hoạch mở các khoá học đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ, công chức - người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực này được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tin học.
84
Nhằm mục đích họ có kỹ năng, kiến thức cần thiết đáp ứng được nhu cầu của công việc.
3.2.3. Giải quyết khiếu nại của công dân
Việc giải quyết có hiệu quả các khiếu nại của công dân là một vấn đề quan trọng mà tất cả các chính quyền địa phương đang cố gắng thực hiện. Trong nỗ lực nâng cao khả năng giải quyết khiếu nại của công dân, các chính quyền địa phương nên tiến hành bổ nhiệm các công chức đặc biệt chuyên nhận và giải quyết khiếu nại, sử dụng các mẫu, các hộp khuyến nghị và đường dây nóng 24 giờ để khuyến khích công chúng bày tỏ những bất bình của mình và tiến hành các biện pháp nhanh chóng để giải quyết vấn đề. Trong nhiều trường hợp, khi mà những sửa chữa ngay lập tức là không thể thực hiện được, các khiếu nại được ghi nhận và công dân được thông báo khoảng thời gian giải quyết. Mục đích của công việc này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân khi gặp những vấn đề cần được chính quyền địa phương giải quyết một cách thoả đáng.
3.2.4. Chương trình nghị sự của địa phương
Chương trình nghị sự của địa phương đề cập tới mối quan hệ đối tác giữa chính quyền địa phương với khu vực kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ và sự tham gia của công chúng vào quá trình ra và thực hiện quyết định của chính quyền. Chương trình nghị sự địa phương nhấn mạnh phương pháp tiếp cận từ dưới lên nơi mà chính quyền địa phương phải đóng vai trò lãnh đạo trong việc đảm bảo phát triển bền vững - đều liên quan tới sự tham gia của khu vực kinh doanh và các cộng đồng địa phương.
85
KẾT LUẬN
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận là một quá trình liên tục nhằm đáp ứng được với sự thay đổi và phát triển của đất nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận là một vấn đề khá phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trong khuôn khổ của một luận văn Cao học chỉ có thể phân tích những vấn đề mang tính cơ bản. Trên cơ sở nghiên