Về lý luận, trong luận án này, tác giả đã: (i) Khái quát chức năng quản lý kinh tế của nhà nước theo 4 trường phái kinh tế là trường phái thị trường tự do, trường phá

Một phần của tài liệu SNCNQv1 (Trang 159 - 164)

tế của nhà nước theo 4 trường phái kinh tế là trường phái thị trường tự do, trường phái kinh tế chỉ huy, trường phái kinh tế hỗn hợp và trường phái nhà nước kiến tạo phát triển. (ii) Khái niệm, đặc điểm của chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nói chung và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nói riêng, trong đó tác giả đã đề cập đến những biểu hiện mang tính đặc điểm riêng có của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. (iii) Phân định được chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước với chức năng kinh tế của Nhà nước; phân tích được nội dung thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, đó là: xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế; tổ chức triển khai thi hành pháp luật về kinh tế; xử lý vi phạm pháp luật về kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế; khắc phục và hạn chế các khuyết tật của KTTT; bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại. (iv) Làm sáng tỏ hơn phương pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, gồm: phương pháp hành chính kết hợp với giáo dục; phương pháp kinh tế và phương pháp tài phán.

(v) Chỉ rõ điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về chính trị - pháp luật, kinh tế, văn hoá và công nghệ.

3. Về thực tiễn, luận án đã : (i) Khái quát thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến

nay, cả về kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các nội dung của chức năng này trong xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế; tổ chức triển khai thi hành pháp luật về kinh tế; bảo vệ các quan hệ kinh tế hợp pháp, xử lý vi phạm pháp luật về kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế; khắc phục và hạn chế khuyết tật của KTTT; bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại. (ii) Đánh giá thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ năm 2013 đến nay về xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế; tổ chức triển khai thi hành pháp luật về kinh tế; bảo vệ các quan hệ kinh tế hợp pháp, xử vi phạm pháp luật về kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế; khắc phục và hạn chế các khuyết tật của KTTT; bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại. (iii) Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ năm 2013 đến nay, trong đó có cả nguyên nhân của kết quả đạt được và nguyên nhân của hạn chế, bất cập.

4. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày ở chương 2, chương 3, luận án đã làm rõ 04 quan điểm và 04 nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam : (i) Bốn quan điểm cần quán triệt là xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước phải xuất phát từ điều kiện thực tế và khả năng thực hiện của đất nước. (ii) Bốn nhóm giải pháp là đổi mới, nâng cao nhận thức về vai trò, phương thức thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; bảo đảm hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; tạo lập các điều kiện cho việc bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển KTTT định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay./.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Tần suất các tác giả theo vai trò, chức năng của Nhà nước, Chính phủ và quan điểm điều hành

Quan điểm Quan điểm điều hành

Khái niệm Trực tiếp Định

chỉ đạo Cân bằng điều hành hướng Chính phủ 0 5 2 Chức năng Nhà nước 7 79 59 cân bằng 1 9 7 Chính phủ 0 3 0 Vai trò Nhà nước 6 78 18 cân bằng 0 2 1 Nguồn: Vuong&Associates

Phụ lục 2

Tần suất phân bố học giả theo quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Nhấn mạnh vai trò độc quyền của doanh Quan điểm chỉ đạo nghiệp nhà nước

Không Không đề cập

Chính phủ 1 6 3

Nhà nước 67 106 74

Cả hai 1 7 12

Phụ lục 3

Tần suất phân bố quan điểm về tính nghiêm cẩn các yêu cầu/nhiệm vụ kinh tế theo quan điểm vai trò lãnh đạo của Chính phủ và Nhà nước

Tính nghiêm cẩn đối với các Quan điểm chỉ đạo Tỷ

Chính Nhà Tổng

yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế Cả hai trọng

phủ nước Nhấn mạnh 6 5 102 113 40.79% Không nhấn mạnh 0 2 57 59 21.30% Không đề cập 4 13 88 105 37.91% Tổng 10 20 247 277 Tỷ trọng 3.61% 7.22% 89.17% Nguồn: Vuong&Associates

Phụ lục 4

Hình biểu thị mối quan hệ giữa chức năng kinh tế của nhà nước

và chức năng quản lý kinh tế của nhà nước

CHỨC NĂNG KINH TẾ

Chức năng kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng

Công ty nhà nước

CHỨCNĂNGQUẢNLÝKINHTẾ

Một phần của tài liệu SNCNQv1 (Trang 159 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w