5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM
6.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Một phần công việc có tầm quan trọng không nhỏ của Dự án nhãn hiệu nổi tiếng mà Nhóm nghiên cứu có nhiệm vụ phải thực hiện là tiến hành phân tích đánh giá liệu các nhãn hiệu tham gia Dự án này với tư cách là các hồ sơ cụ thể liệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không. Tính đến thời điểm gần hoàn thành báo cáo cuối cùng của Dự án - tháng 12/2016 - Nhóm nghiên cứu đã nhận được hồ sơ của 8 nhãn hiệu gồm 5 nhãn hiệu của Việt Nam (Vinamilk, Vinacafe, Minh Phú342, Petrolimex, Phạm & Liên danh) và 3 nhãn hiệu của nước ngoài (BMW343, IKEA và NIKE).
Nhằm mục đích thực hiện nghiên cứu, đánh giá toàn diện và khách quan nhất có thể về tình trạng được biết đến rộng rãi bởi công chúng có liên quan tại Việt Nam, một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xem xét quyết định liệu một nhãn hiệu có được xem là nổi tiếng hay không, đối với các nhãn hiệu thuộc đối tượng nghiên cứu (sau đây gọi tắt là “Nhãn hiệu nghiên cứu”), Nhóm nghiên cứu xây dựng Phần đánh giá chi tiết ở mục 6.2 dưới đây làm 2 tiểu phần: (1) các nguyên tắc chung về đánh giá khả năng được coi là nổi tiếng của Nhãn hiệu nghiên cứu, và (2) đánh giá chi tiết khả năng Nhãn hiệu nghiên cứu đạt được tình trạng nổi tiếng.
Theo Bản báo cáo được trình bày tại Tọa đàm ngày 30/6/2017 ở Đà Nẵng, nhãn hiệu nghiên cứu MINH PHU được đánh giá là vẫn chưa đạt được tình trạng nổi tiếng ở Việt Nam gắn liền với dịch vụ xuất khẩu tôm, tôm đã qua chế biến, dịch vụ nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu thủy hải sản vì 3 lý do: (a) doanh thu từ thị trường nội địa quá nhỏ, (b) hoạt động quảng bá nhãn hiệu bao gồm cả chi phí quảng cáo được tiến hành ở mức rất hạn chế, và (c) một số tổ chức/ẩn phẩm chuyên ngành đặc biệt là Undercurrentnews về đánh giá xếp hạng dù đã xếp hạng Minh Phú ở vị trí cao nhưng bản thân ấn phẩm này không được biết tới rộng rãi bởi nhóm người tiêu dùng có liên quan tại Việt Nam. Minh Phú đã được tư vấn về việc nên tiến hành khảo sát mức độ nhận biết của nhóm khách hàng có liên quan và bổ sung thêm bằng chứng này cho Nhóm nghiên cứu nhưng cho đến ngay sát trước thời điểm nộp báo cáo sửa đổi này - ngày 20/9/2017 theo yêu cầu của Ban điều phối dự án - chúng tôi vẫn không nhận được chứng cứ bổ sung từ Minh Phú nên Nhóm nghiên cứu quyết định tạm thời không xếp hạng đối với Nhãn hiệu nghiên cứu MINH PHU. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quyết định của Ban điều phối dự án và khả năng cung cấp thêm bằng chứng từ Minh Phú trước hạn chót mới (nếu có), Nhóm nghiên cứu có thể đánh giá bổ sung đối với nhãn hiệu
MINH PHU.
Nhóm nghiên cứu cũng tạm thời không đánh giá và không xếp hạng đối với nhãn hiệu nghiên cứu BMW vì một số lý do khách quan khiến BMW chưa thể cung cấp cung cấp đầy đủ và chi tiế t số liệu có liên quan trong đó đặc biệt là doanh thu và chi phí quảng cáo. Theo yêu cầu của Văn phòng luật sư A Hòa, đại diện pháp lý của BMW, tại văn bản số 650-17/LS-CV ngày 15/6/2017 gửi Thanh tra Bộ KHCN, tùy thuộc vào quyết định của Ban điều phối dự án và khả năng cung cấp thêm số liệu từ BMW trước hạn chót mới (nếu có), Nhóm nghiên cứu có thể đánh giá bổ sung đối với nhãn hiệu BMW.