Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Một phần của tài liệu NGUYEN-THI-THAO-MY-DHKT7 (Trang 143 - 145)

Vốn chủ sở hữu là một trong tổng số vốn của công ty, là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tạo ra tài sản cho công ty. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà đầu tư luôn đặc biệt quan tâm đến con số này bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu đặt vốn vào công ty.

Dựa theo kết quả phân tích (Bảng 3.3), ta thấy rằng tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty thấp. Năm 2013 công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 5,03 đồng lợi nhuận, sang năm 2014 mức thu về lại giảm xuống chỉ còn 3,79 đồng so với năm 2013, giảm 1,24 đồng, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra vào năm 2014 thì vốn chủ sở hữu thu được 3,79 đồng lợi nhuận. Một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2014 tạo ra ít lợi nhuận hơn năm 2013, nguyên nhân là lợi nhuận ròng tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Tương tự đến năm 2015, tỷ số này lại tăng lên cụ thể là 6,21 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho doanh nghiệp 6,21 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2,42 đồng so với năm 2014.

Dựa theo kết quả phân tích (Bảng 3.4) Công ty BECAMEX cũng tương tự như công ty HAMACO tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty thấp hơn vốn chủ sở hữu. Năm 2013 công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 17,33 đồng lợi nhuận, sang năm 2014 mức thu về lại tăng lên 18,98 đồng so với năm 2013, tăng 1,65 đồng, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra vào năm 2014 thì vốn chủ sở hữu thu được 18,98 đồng lợi nhuận. Một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2014 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2013, nguyên nhân là lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Tương tự đến năm 2015, tỷ số này lại giảm cụ thể là 16,18 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho doanh nghiệp 16,18 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,8 đồng so với năm 2014.

BECAMEX. Cụ thể, năm 2013 công ty HAMACO tỷ số này là 5,03% trong khi đó công ty BECAMEX tỷ số này là 17,33% nó cao hơn HAMACO 12,3%. Năm 2015 công ty HAMACO tỷ số này là 6,21% trong khi đó công ty BECAMEX tỷ số này là 16,18% nó cao hơn HAMACO 9,97%. Qua phân tích các tỷ số về nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty BECAMEX cao hơn công ty HAMACO rất nhiều qua các năm điều này cho thấy công ty sử dụng khá tốt vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra thu nhập cho công ty trong giai đoạn kinh tế đang khó khăn là những con số khá tốt. Bên cạnh đó, công ty BECAMEX tỷ số này đang có xu hướng giảm xuống vào năm 2015. Chính vì thế, Ban lãnh đạo công ty cần chú trọng, đề ra những chính sách hiệu quả hơn nhằm kìm hãm sự thục lùi, gia tăng thu hút nguồn vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư. Về phía công ty HAMACO chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty mặc dù không cao bằng công ty BECAMEX nhưng tỷ số có sự tăng lên vào năm 2015 theo chiều hướng đi lên. Bên cạnh đó, công ty cần có những chính sách, chiến lược hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới và đó cũng là điều kiện tất yếu để công ty tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN BÊ TÔNG HAMACO

Một phần của tài liệu NGUYEN-THI-THAO-MY-DHKT7 (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w