2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho người lao động huyện Yên
2.2.4. Nhân tố thuộc về cung lao động huyện Yên Dũng
Lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Cùng với đó là tăng về chất lượng lao động trong giai đoạn này. Chất lượng lao động thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sức khỏe thể lực, trí lực, tri thức, thái độ lao động và văn hóa lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở huyện còn khá cao, mặc dù cứ đều đặn hàng năm giảm tỷ lệ lao động chưa
qua đào tạo và tăng tỷ lệ qua đào tạo nhưng tốc độ này còn chậm, bảng số liệu 2.4 thể hiện rõ điều này:
Bảng 2.4: Chất lượng lao động qua đào tạo huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 - 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số lao động người 66.631 69.997 71.680
Lao động qua đào tạo người 23.787 30.449 33.690
Cơ cấu so với tổng số % 35,7 43,5 47
Lao động chưa qua đào tạo người 42.844 39.548 37.990
Cơ cấu so với tổng số % 64,3 56,5 53
Nguồn: phòng LĐTB&XH huyện Yên Dũng
Qua bảng số liệu cho thấy mỗi năm huyện Yên Dũng trung bình có khoảng 42% số lao động trong độ tuổi được qua đào tạo; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 chiếm 47% so với tổng số lao động, tăng 11,3% so với tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010. Lực lượng lao động phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Tốc độ chuyển dịch tăng dần qua các năm nhưng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn chiếm 3/4 tổng số.
Nhìn chung, qua số liệu cụ thể có thể khẳng định chất lượng lao động huyện Yên Dũng tuy đã có sự thay đổi đáng kể song vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn nên trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm vẫn còn thấp. Đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Yên Dũng chất lượng lao động qua đào tạo sẽ được nâng cao, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, người lao động có cơ hội làm việc trong những ngành có chuyên môn kỹ thuật, tăng thu nhập nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân cũng được cải thiện, sức khỏe của người lao động vì thế mà cũng đảm bảo hơn để có thể làm việc.