III. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
4.1. Giải pháp sử dụng đất bền vững trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí
đổi khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ thường xuyên và xuyên suốt trong thời kỳ thực hiện quy hoạch, đòi hỏi sự chung tay phối hợp của không chỉ các ban ngành, các địa phương mà còn ở tầm khu vực, quốc gia.
Thực hiện tốt các chính sách giao rừng, khoán quản lý và xã hội hóa trong trồng rừng, quản lý khai thác và bảo vệ rừng, gắn với các chính sách xã hội như giao rừng, giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân các khu vực có rừng và làm nghề sống được, làm giàu bằng nghề rừng. Chọn các loài cây phù hợp để trồng trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Giảm dần về nhu cầu canh tác cây lương thực, thay vào đó là các loại cây ăn quả lâu năm hoặc trồng rừng trên các vùng đất dốc. Tăng cường bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Xây dựng các công trình thủy lợi như các hồ, đâp trữ nước, hệ thống kênh mương để điều tiết nước cho các khu vực thiếu nước.
Ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp tăng sản và giảm nhẹ khí nhà kính (khí Mêtan). Ứng dụng khoa học và công nghệ sinh hoạc trong lĩnh vực lai ghép, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thời tiết, thiếu nước ngọt và thổ nhưỡng của địa phương. Sử dụng chất giữ ẩm, vật liệu mới để thu trữ nước. Chú trọng công tác dự báo và phân vùng hạn để chủ động ứng phó và có biện pháp chống hạn hữu hiệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và cung ứng giống chất lượng cao.
Tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ về tưới tiết kiệm cho nông dân, xây dựng các mô hình điểm để nông dân học tập, tiếp thu và áp dụng.
Để phát triển nông nghiệp trong điều kiện ứng phó với BĐKH, ngành nông nghiệp tỉnh nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH. Chuyển giao các giống cây trồng mới, chế độ canh tác phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH. Bố trí hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của BĐKH. Bên cạnh đó, nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến thích ứng với BĐKH, như: Thực hành nông nghiệp tốt, quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, nhân rộng hệ thống canh tác lúa cải tiến.