7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể chủ động được. Việc xem xét các nhân tố này cần có cái nhìn hệ thống, nhận thức được sự tác động đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố.
1.4.2.1. Các hoạt động chính
Hậu cần đầu vào: đây là hoạt động cơ bản đầu tiên để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tiếp nhận, bảo quản và quản lý các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất.
Tổ chức SX - KD: là hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng. Phân tích những hoạt động này cho phép thấy được khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, tính hiệu quả, năng suất lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
Hậu cần đầu ra: những hoạt động này bao gồm bảo quản hàng tồn kho, các hoạt động phân phối, vận chuyển và một số hoạt động khác (cung cấp bao bì đóng gói). Khả năng và đặc tính của hoạt động này phản ánh tính hiệu quả nhờ tiết kiệm các loại chi phí ngoài sản xuất và mức độ dịch vụ cao hơn thoả mãn khách hàng.
Marketing bán hàng: nền kinh tế phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì ảnh hưởng của hoạt động Marketing đến khả năng cạnh tranh của DN ngày càng lớn. Khi đánh giá NLCT thông qua hoạt động Marketing, thường xem xét các yếu tố: khả năng thu thập thông tin thị trường, cơ cấu sản phẩm hiện tại, khả năng mở rộng chủng loại sản phẩm, thương hiệu, kênh phân phối, thiết lập và quản lý các mối quan hệ với khách hang. Các hoạt động marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của DN. Thương hiệu mạnh sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của DN.
Dịch vụ sau bán hàng: các hoạt động lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, cung cấp các phụ tùng thay thế, hướng dẫn và đào tạo sử dụng sản phẩm được quan tâm tổ chức thực hiện tốt và đem lại nguồn thu nhập và uy tín lớn cho nhiều doanh nghiệp. Nó cũng là một trong những công cụ hữu hiệu mang lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.4.2.2. Các hoạt động hỗ trợ
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: bao gồm hệ thống nhà xưởng, hệ thống thông tin, việc thực hiện pháp luật và chính sách doanh nghiệp. Đây là
điều kiện để doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất.
Tài chính: tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của DN. Nếu DN có lượng vốn lớn thì quá trình từ đầu tư cho xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật đến thiết lập hệ thống phân phối, hệ thống các cửa hàng, phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn. Doanh nghiệp càng lớn mạnh, lượng vốn càng lớn thì càng có nhiều cơ hội kinh doanh có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mở rộng thị trường, tăng thị phần của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của doanh nghiệp là vốn quý nhất. Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của nhân viên, công nhân, trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, sẽ bán được nhiều hơn, với giá cạnh tranh hơn, lợi nhuận của DN ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng ngày càng lớn. Nhờ đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô, góp phần làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên.
Phát triển công nghệ: cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại kết hợp với công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy thì DN có khả năng sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược lại DN sẽ không thể có được khả năng cạnh tranh nếu có công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ bởi vì nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng giá thành.
Hoạt động thu mua và cung ứng đầu vào: đó là chức năng mua các yếu tố vật chất dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm nguyên liệu thô, vật tư và những đầu vào khác trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất như thiết bị máy móc. Tiết kiệm được chi phí cho hoạt động này sẽ ảnh hưởng rât lớn
đến hiệu quả của doanh nghiệp.
Các yếu tố nói trên tác động khác nhau tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phối hợp chúng một cách nhịp nhàng và hài hoà để mang lại hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp.
1.5. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số côngty và bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa