Đo lường dao động tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 79 - 82)

3. Bố cục luận án

2.3.3. Đo lường dao động tỷ giá hối đoái

Ta biết rằng sự không chắc chắn về tỷ giá hối đoái tạo nên dao động tỷ giá hối đoái và không có một cách thức tổng quát nào trong việc đo lường giá trị dao động tỷ giá hối đoái này. Dựa theo lý thuyết kinh tế quốc tế cho thấy rằng tỷ giá hối đoái được xác định bởi các nguyên tắc cơ bản về tỷ giá hối đoái và mối quan hệ này có thể được thể hiện dưới phương trình sau:

et=α + βXt + εt

Trong đó: et là tỷ giá cơ sở

X là các biến giải thích đại diện cho các nguyên tắc cơ bản tỷ giá hối đoái εt là một biến ngẫu nhiên, α là hệ số chặn và β là một vector của các hệ số hồi quy.

Khi đó, dao động tỷ giá hối đoái được định nghĩa là phương sai có điều kiện hay phương sai không điều kiện hoặc là độ lệch chuẩn của et, εt và εt- εt-1. Hay đó chính là sự thay đổi không lường trước được của tỷ giá hối đoái.

Dựa vào công thức toán học trên thì có nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình AutoRegressive Conditional Heteroskedasticity (ARCH) để tính toán giá trị dao động tỷ giá hối đoái kể đến như (Mc Kenzie M.D. và Brooks R., 1997; Pozo S., 1992; Doroodian K., 1999; Sauer C. và Bohara A. K., 2001). Ưu điểm của biện pháp này là nó dựa trên một mô hình tham số cho phương sai thay đổi theo thời gian, có thể giải thích cho sự thay đổi tỷ giá hối đoái liên tiếp có phụ thuộc. Một trong những yếu tố quan trọng nữa khi xác định giá trị dao động tỷ giá hối đoái là tỷ giá cơ sở et được sử dụng. Có thể sử dụng tỷ giá thực hoặc tỷ giá danh nghĩa. Khi sử dụng tỷ giá danh nghĩa thường phải đi kèm giả thiết là CPI

của hai đồng tiền là như nhau. er = e CPI, do đó, CPI/CPI* là hằng số thì tỷ giá

*

CPI

thực (er) bằng tỷ giá danh nghĩa (e). Theo PPP thì tỷ giá danh nghĩa cũng chính là tỷ giá thực, tại đó hai đồng tiền là ngang giá sức mua với nhau. Do đó, các

nghiên cứu có thể sử dụng tác động của tỷ giá danh nghĩa lên cán cân thương mại.

Rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng đo lường dựa trên tỷ giá thực như (Hooper P. và Kohlhagen S., 1978; Cushman D. O., 1986; De Grauwe P., 1988; Pozo S., 1992; Asseery A. và Peel D. A., 1991; Chowdhury A.R., 1993; Nguyen Khac Minh và cộng sự, 2017). Vì vậy, trong nội dung nghiên cứu cũng sử dụng tỷ giá thực đa phương của VND để đo lường dao động tỷ giá hối đoái. Trong đó tỷ giá thực đa phương của VND được tính toán dựa trên rổ tiền tệ của các đối tác thương mại chính của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Về thời gian tính dao động tỷ giá hối đoái được luận án lựa chọn tính theo tần suất là quý (từ quý 1 năm 2000 cho quý 2 năm 2019) bởi những khó khăn khi lấy dữ liệu theo tháng từ các nguồn.

- Xác định tỷ giá cơ sở et.

Như phân tích phần trên tỷ giá cơ sở để sử dụng để tính dao động tỷ giá hối đoái là chỉ số tỷ giá thực đa phương.

Chỉ số tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate - REER): bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại (Nguyễn Văn Tiến, 2017).

Công thức xác định tỷ giá thực đa phương của VND

+ Bước 1: Thu thập tỷ giá danh nghĩa song phương giữa các đồng tiền với USD

+ Bước 2: Tính tỷ giá danh nghĩa song phương từng các đồng tiền trong rổ với VND theo phương pháp tỷ giá chéo;

+ Bước 3: Tính chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương (NBER- Nominal Bilateral Exchange Rate), lấy năm gốc là 2010.

Công thức: NBERt =ERit × 100

ERio Trong đó:

ERit: tỷ giá danh nghĩa song phương giữa VND với đồng tiền quốc gia i kỳ t ERi0: tỷ giá danh nghĩa song phương giữa VND với đồng tiền quốc gia i kỳ gốc

+ Bước 4: Tính chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER- Nominal Effective Exchange Rate), năm gốc là 2010

n NEERt = ∏ NBERw(i)

it

i=1 Hay: NEERt = (NBER1t)1t × (NBER2t)2t × … × (NBER16t)16t

Trong đó: NBERit: chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương của VND với đồng tiền nước i kỳ t.

w(i): tỷ trọng thương mại của quốc gia i trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Sau khi tính được NEER theo bước 4 ở trên tiến hành bước 5

+ Bước 5: Tính chỉ số tỷ giá thực đa phương (REER- Real Effective Exchange Rate), năm gốc là 2010.

CPIt REERt = NEERt × ∏ni=1CPIw(i)it

Trong đó:

NEERt: chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương của VND thời kỳ t CPIt : là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ VND, t là kỳ tính toán.

CPIitw(i)là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ, i là số thức tự các đồng tiền trong rổ, được xác định như sau

n CPIitw(i) = ∑ CPIitn × GDPi i=1

Các đồng tiền trong rổ tiền xác định tỷ giá thực đa phương của VND gồm GBP, INR, CAD, EUR, IDR, HKD, KRW, RUB, MYR, USD, JPY, SGD, PHP, THB, CNY, AUD.

Chỉ số giá tiêu dùng trong nước CPIt và chỉ số giá tiêu dùng các nước được tác giả thu thập trên website của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.

- Về mô hình ARCH

Mô hình này do Engle phát triển năm 1982. Mô hình cho rằng phương sai của các số hạng nhiễu tại thời điểm t phụ thuộc vào các số hạng nhiễu bình phương ở các giai đoạn trước. Engle R.F. (1991) cho rằng tốt nhất chúng ta nên mô hình hóa đồng thời giá trị trung bình và phương sai của chuỗi dữ liệu khi nghi ngờ rằng giá trị phương sai thay đổi theo thời gian. Nội dung chi tiết về mô hình ARCH được trình bày trong Phụ lục 02.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w