IV. HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1 Quan điểm của Đảng
2. Phương châm hội nhập
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”(44).
Phương châm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 được thể hiện như sau:
Một là, đa phương hoá quan hệ đối ngoại và đa dạng hoá các hình thức đối
ngoại; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. - Sẵn sàng mở rộng quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội.
- Hợp tác đa phương diện, gồm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...
- Sử dụng tất cả các hình thức đối ngoại để có thể đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.
Hai là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả.
- Thừa nhận toàn cầu hoá là quá trình tất yếu của lịch sử.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự thể hiện khả năng tự chủ về kinh tế, trước hết là sự tự chủ trong xây dựng đường lối và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập quốc tế.
- Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc phải được coi là yếu tố quyết định. 44() Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tr 235,
- Yếu tố thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững.
- Chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế, đối phó tích cực với các thách thức an ninh phi truyền thống.
- Nhận thức đầy đủ và tuân thủ nghiêm các quy định, luật lệ quốc tế và cam kết quốc tế.