3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu
3.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
Hiện tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên đang có 3 nguồn phát sinh nước thải chính tác động đến chất lượng nước mặt sông Cầu: Nước thải do
hoạt động đô thị từ các hộ dân, bệnh viện, do hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong đó chủ yếu các nguồn nước thải hoạt động đô thị chiếm đa số với lưu lượng lớn và thành phần ô nhiễm chất hữu cơ cao. Hiện tại nguồn thải này vẫn chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tại các hộ gia đình mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung. Đây là nguyên nhân chính làm tình trạng ô nhiễm các hợp chất hữu cơ đoạn sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và thủy sinh vật.
* Nước thải công nghiệp
Theo thống kê trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 có 24 điểm xả thải là các nhà máy, công ty hoạt động và xả thải ra sông Cầu. Tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên đều có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu và đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Nguồn nhận cuối cùng là nước mặt sông Cầu.
Với đặc thù của các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp khác nhau sẽ có những chất đặc trưng trong nước thải khác nhau. Như khu công nghiệp Lưu xá nước thải chủ yếu là nước làm mát, nước dập bụi lò cao có nguy cơ ô nhiễm kim loại.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên: Là công ty sản xuất bia, cần một lượng lớn nước cho sản xuất và nguyên liệu có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ cao. Vì vậy trong thành phần nước thải của công ty có chứa một lượng lớn các chất hữu cơ: BOD, COD, TSS, Amoni...
Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn đóng trên địa bàn phường Quan Triều - thành phố Thái Nguyên, là đơn vị sản xuất năng lượng điện với sản lượng 750.000.000 (KWh/năm). Lưu lượng nước thải của các công ty thải ra hàng năm khoảng trên 87.840m3. Hiện tại nguồn nước thải của công ty được chia làm hai loại: Nước làm mát trực tiếp và gián tiếp. Nước làm mát gián tiếp của công ty chủ yếu từ các lò hơi được tán nhiệt sau đó tuần hoàn lại sản xuất; nước làm mát trực tiếp được xử lý bằng phương pháp hoá lý sau đó lắng lọc rồi tuần hoàn lại sản xuất, còn một phần thải ra ngoài môi trường.
Bảng 3.13. Các điểm xả thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên STT Vị trí xả thải 1 2 3 4 5 6 7 8
STT 10 11 12 13 14 15 16 17 18
STT Vị trí xả thải 20 21 22 23 24
(Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030)
* Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt a cộng đồng như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ, và cả các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của cả một khu dân cư phụ thuộc vào dân số và cả tiêu chuẩn cấp nước. Tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào chính khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường đều có tiêu chuẩn cấp nước cao
Theo Niên gián thống kê của tỉnh Thái Nguyên 2020, dân số sinh sống tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên bao gồm 21 phường và 11 xã đang có khoảng 337 nghìn người với tỉ lệ dịch vụ là 57,2%, mức tiêu thụ khoảng 80 lít/người/ngày và khoảng 30% tỉ lệ nước đang không được tính. Đồng thời khối lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp.
Nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra nước thải còn có thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây ra bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ được chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40 -50%); hydrat cacbon (40 - 50%); nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt được dao động trong khoảng 150 - 450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 - 40% các chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ở tại những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh khá thấp kém, nước thải sinh hoạt thì không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
* Nước thải y tế
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là tại khu vực thành phố Thái Nguyên đang tập trung rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương. Quy mô của các bệnh viện ngày càng được mở rộng và phát triển cả về mặt chất lượng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân không những trong tỉnh mà còn từ cả các tỉnh lân cận. Chính vì thế mà lượng nước thải phát sinh tại các bệnh viện thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều hơn. Theo kết quả khảo sát thực tế, các bệnh viện tại khu vực nghiên cứu vẫn còn rất nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hiện chưa đảm bảo được hết các yêu cầu kỹ thuật. Nước thải bệnh viện được đổ ra và phát tán vào môi trường nước xung quanh mang theo rất nhiều nguy cơ nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người.
Nước thải của bệnh viện thải ra chủ yếu là nước thải sinh hoạt của bênh nhân, người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi và cả các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. Lượng nước thải sinh hoạt này đang chiếm tới 80%. Còn lại 20% là
nước thải được thải ra từ các hoạt động như phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ. Do đó nước thải bệnh viện chủ yếu bị ô nhiễm các hợp chất hữu cơ có chứa nhiều vi trùng gây bệnh.
Đặc tính của nước thải bệnh viện là ngoài những yếu tố ô nhiễm môi trường thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có cả những chất bẩn khoáng và các chất hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hoá học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.
Đặc trưng của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các bệnh viện khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nguyên nhân cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và gây ra ô nhiễm môi trường. Đặc biệt gây nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho con người và động vật qua nguồn nước...
Qua khảo sát thực tế tại các bệnh viện nằm trên địa bàn khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên cho thấy lượng nước thải tạm tính của các Bệnh viện trên địa bàn thành phố khoảng 1.954 m3/ ngày.đêm, trong đó một số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải nước thải ra ngoài môi trường như Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa Quốc tế; Bệnh viện A Thái Nguyên; bệnh viện Gang thép...
Tóm lại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện tại có 3 nguồn phát sinh nước thải chính bao gồm từ các lĩnh vực: công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện. Trong đó chủ yếu nguồn nước thải sinh hoạt là chiếm đa số với lưu lượng lớn và có thành phần ô nhiễm cao. Hiện tại các nguồn thải này chủ yếu chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tại các hộ gia đình mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung. Mặt khác các nguồn nước thải này phần lớn đều có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao. Trong đó, nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để trước khi xả xuống nguồn tiếp nhận. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm các
hợp chất hữu cơ đoạn sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên, đang gây ảnh hưởng lớn đến cả môi trường sinh thái và thủy sinh vật.
3.3.1.2. Nguyên nhân gián tiếp
Mặc dù đã đạt được những thành tựu về bảo vệ môi trường nhưng là một tỉnh sớm phát triển công nghiệp nặng có công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu đã gây nên nhiều vấn đề môi trường bức xúc, vì vậy vẫn còn có những vấn đề về ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, như:
- Nguồn nước mặt, môi trường không khí đang bị ô nhiễm.
- Hiện vẫn còn tình trạng các cơ sở sản xuất không được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn đang xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là đối với các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, khai thác khoáng sản.
- Các KCN đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật BVMT tại các đô thị hiện còn thấp kém, thiếu sự hài hoà trong quy hoạch, quản lý xây dựng. Vẫn còn xuất hiện các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ xen kẽ trong trong khu dân cư.
Những khó khăn, tồn tại nêu trên là do các nguyên nhân sau: * Về nguồn lực
- Cán bộ làm về công tác môi trường của tỉnh đã được bổ sung khá nhiều nhưng vẫn còn thiếu cán bộ so với yêu cầu của nhiệm vụ, nhất là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công nghệ xử lý môi trường. Lực lượng thanh, kiểm tra tương đối mỏng nên chưa kịp thời kiểm tra và xử lý được các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Lực lượng cán bộ công tác tại các phòng Tài nguyên và Môi trường tuyến huyện, xã thiếu về số lượng và còn yếu về chuyên môn nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện về công tác bảo vệ môi trường tại địa phương. Tại các xã vấn đề về công tác bảo vệ môi trường gần như chưa được quan tâm, chủ yếu là cán bộ địa chính kiêm nhiệm.
- Mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường còn khá thấp, chưa thật sự tương xứng với yêu cầu. Về mức chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường chủ yếu còn dành cho việc chi nhiệm vụ thường xuyên và thu gom rác thải tại một số đô thị.
- Chưa có quy định cụ thể nào về cơ chế tài chính riêng cho lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường nên còn gặp khó khăn khi bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch.
* Về công nghệ
- Ở nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng những công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu, phát sinh dòng thải ô nhiễm lớn nên các công nghệ, hệ thống thiết bị xử lý không đáp ứng được về yêu cầu xử lý, nhất là ở những cơ sở có khả năng gây ô nhiễm lớn như các cơ sở về luyện kim, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản kim loại...
- Một số công nghệ xử lý hiện nay đang được áp dụng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hoặc chi phí vận hành lớn, trong khi các doanh nghiệp thường quan tâm đến lợi nhuận nên việc đầu tư cho xử lý môi trường còn hạn chế, không duy trì vận hành thường xuyên hệ thống xử lý.
- Chưa có các biện pháp kiểm soát công nghệ và nâng cao về chất lượng các dự án để thu hút đầu tư sản xuất.
- Nhiều cơ sở rất lúng túng trong việc lựa chọn các công nghệ xử lý môi trường, trong khi đó cơ quan QLNN từ TƯ đến cấp tỉnh không đủ năng lực hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn.
* Việc tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi tr ường
- Ý thức chấp hành pháp luật BVMT trong các doanh nghiệp chưa cao. - Nhiều ngành chưa làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, lồng ghép các yếu tố môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; chưa quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của Luật BVMT.
- Một số quy định pháp luật còn bất cập với thực tế nhưng chậm được chỉnh sửa gây khó khăn khi triển khai thực hiện