Chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam giai đoạn từ 2017 đến nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của CHLB đức với VIỆT NAM từ năm 2011 đến NAY (Trang 28 - 37)

dạy.

Ở giai đoạn này Việt Nam là nước trọng điểm của Đức trong việc phổ biến và quốc tế hóa hệ thống đại học Đức. Là cơ quan thực hiện việc kết nối của chính sách văn hóa đối ngoại, chính sách đại học, nghiên cứu khoa học và chương trình hợp tác phát triển đại học, đồng thời với mục đích hỗ trợ các quan hệ hợp tác quốc tế của các trường đại học Đức thông qua Chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi cán bộ khoa học, Chương trình hỗ trợ các dự án và Chương trình học bổng, DAAD trong nhiều năm qua đã dành nhiều suất học bổng cho Việt Nam. Năm 2014, DAAD dành 59 suất học bổng ngắn hạn và dài hạn cho các nhà khoa học, giảng viên đại học và các bạn sinh viên.

2.3. Chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam giai đoạn từ 2017 đến nay nay

Tính đến 20/07/2019, Đức có 338 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,01 tỷ USD, đứng thứ 4 trong EU và thứ 18/132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Hầu hết các dự án của Đức tập trung vào: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 104 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 886,18 triệu USD; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí với 8 dự án có tổng vốn đăng ký 704,38 triệu USD; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa với 68 dự án và tổng vốn đầu tư 208,26 triệu USD. Tiếp theo là các dự án trong ngành cấp nước và xử lý chất thải, tài chính ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống… Vốn đầu tư của Đức tập trung vào: hình thức 100% vốn nước ngoài với 246 dự án với tổng vốn đầu tư 1,47 tỷ USD, chiếm 74,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; hình thức liên doanh chiếm với 72 dự án có tổng vốn đầu tư 492,57 triệu USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư đăng ký; còn lại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các dự án của Đức phân bố tại 37 tỉnh, thành phố của cả nước, hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như Đồng Nai (với 9 dự án có tổng vốn đầu tư là 301,4 triệu USD), Thành phố Hồ Chí Minh (157 dự án với tổng vốn đầu tư 292,93 triệu USD), kế đến là Ninh Thuận, Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Nội v.v…. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam. Một số tập đoàn đa quốc gia của Đức đang đầu tư tại Việt Nam như: Siemens (thiết bị, y tế), B.Braun (thiết bị y tế), Messer (khí hóa lỏng phục vụ luyện kim), Mercedes-Benz (ô tô), Bilfinger (tư vấn, thiết kế), Bosch (chế tạo máy), Deutsche Bank (ngân hàng), Allianz (bảo hiểm)…

Tập đoàn Siemens tại Việt Nam (nguồn internet)

Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 30 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Đức với tổng vốn đầu tư đạt 120,6 triệu USD, đứng thứ 17/74 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư sang. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Đức trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bán buôn bán lẻ – ô tô, xe máy, dịch vụ ăn uống và lưu trú, kinh doanh bất động sản, tin học, thương mại…

2.3.2. Trên lĩnh vực chính trị

Mặc dù do dịch COv-19 các chuyến thăm của CHLĐ với Việt Nam trong giai đoạn này ít hơn giai đoạn trước, tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, CHLB Đức đã có những chuyến thăm Việt Nam chính thức, đặc biệt phải kể đến như :

Chiều ngày 5/12/2019, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas

Michaelis đang có chuyến thăm và đồng chủ trì cuộc họp Nhóm điều hành chiến lược Việt Nam-Đức lần thứ 5.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức( nguồn internet)

Ngoài ra , Việt Nam cũng có những chuyến thăm Cộng hòa liên bang Đức như: Chiều 8/7/2017 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 theo lời mời của Thủ tướng Angela Merkel.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức làm việc tại CHLB Đức (nguồn internet)

Chiều 20/2/2019, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Đức, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas. Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas đánh giá cao chuyến thăm Đức lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhấn mạnh đây là chuyến thăm quan trọng, nhiều ý nghĩa, tạo cơ sở để hai nước đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Heiko Maas tại Trụ sở Bộ Ngoại giao

Đức ở Thủ đô Berlin ( nguồn internet)

2.3.3. Trên lĩnh vực giáo dục – khoa học công nghệ

Hiện có khoảng 300 nghiên cứu sinh Việt Nam nhận học bổng nghiên cứu tại Đức và khoảng 7500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của Đức. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của hai nước đang tích cực triển khai

Chương trình đào tạo 85 nghiên cứu sinh/năm tại bang Hessen của Đức. Dự án “hải đăng” của hai nước trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo là trường Đại học Việt- Đức, được thành lập từ tháng 9/2008 tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo mô hình của đại học Đức, với sự hỗ trợ tích cực của bang Hessen (Đức) và Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD). Trường đã được Chính phủ Việt Nam phê

duyệt xây dựng thành trường đại học tiêu biểu xuất sắc có trụ sở tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với nguồn vốn vay trị giá khoảng 200 triệu USD của Ngân hàng Thế giới, dự án đã khởi công xây dựng vào tháng 10/2016. Ngày 19/6/2017, Chính phủ Việt Nam đã thông qua quy chế tổ chức và hoạt động mới cho trường nhằm đảm bảo tính tự chủ cần thiết trong hoạt động giảng dạy cũng như vận hành trường.

Ngoài ra các dự án quan trọng từ phía Đức có thể kể đến là dự án trường Đại học Việt – Đức tại Bình Dương, Viện Goethe tại Hà Nội, chương trình hỗ trợ sáng kiến trường học đối tác của Bộ Ngoại giao Đức hay Văn phòng đại diện Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DDAD). Trong đó, Dự án “hải đăng” - Trường Đại học Việt- Đức, sắp được hoàn thành với quy mô tiếp nhận 12.000 sinh viên, hoạt động theo mô hình đại học của Đức, hứa hẹn sẽ trở thành “thỏi nam châm” thu hút đông đảo sinh viên trong và ngoài nước theo học. Việc giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Đức trong các trường phổ thông ở hai nước được khuyến khích và cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa sôi động như liên hoan phim, hòa nhạc, triển lãm sách, tranh, ảnh, ẩm thực, giao hữu thể thao... đưa người dân Việt Nam và Đức đến gần với nhau hơn. Đường bay thẳng giữa hai nước được mở hơn 15 năm trước đây đã trở thành cầu nối chuyên chở hàng chục nghìn lượt khách Đức sang du lịch và làm việc tại Việt Nam, bà con kiều bào về thăm quê hương cũng như con số tương tự người Việt Nam sang Đức du lịch, học tập và làm việc mỗi năm.

Đồng thời CHLB Đức hỗ trợ quá trình cải cách hệ thống đào tạo nghề tại Việt Nam. Hiện nay có khoảng 7.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Đức.. Với hơn 50% học sinh vào được các trường loại ưu (Gymnasium), người Việt được đánh giá là một trong những nhóm nhập cư giàu thành tích học tập nhất ở Đức. Sinh viên không chỉ được đào tạo kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn mà còn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhờ vào chương trình đào tạo nghề kép trong các

trường đại học, trường nghề của Đức. Ưu thế này đã giúp sinh viên sau khi ra trường nâng cao cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Những ngành đào tạo có tiếng ở Đức gồm các ngành liên quan đến công nghệ – kỹ thuật như công nghệ thông tin, chế tạo máy, tài chính ngân hàng, …

Thêm vào đó là 163 dự án hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học Đức và Việt Nam bảo đảm một sự trao đổi tri thức và công nghệ giữa hai bên. Tại 8 trường Pasch (trường tham gia chương trình Trường học: Đối tác của tương lai) được Ủy ban giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài hỗ trợ ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 học sinh Việt Nam đang học tiếng Đức. Trong khuôn khổ các dự án hợp tác tài chính và hợp tác kỹ thuật, Đức còn hỗ trợ một số các trường đào tạo nghề trong việc đổi mới trang thiết bị hiện đại, cung cấp các chuyên gia hỗ trợ và các chương trình hỗ trợ để cải thiện nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo và nâng cao theo những chuẩn mực trong đào tạo nghề tại Đức. Đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế với khả năng tăng trưởng cao như cơ khí chế tạo, tiện, cơ khí lắp ráp, điện tử. Đạo tạo nguồn nhân lực cho các ngành trong lĩnh vực môi trường cũng được chú trọng, trong đó có lĩnh cực xử lý nước thải và năng lượng tái tạo.

Trên lĩnh vực khoa học công nghệ Đức luôn dành ưu tiên hỗ trợ Việt Nam. Các dự án và liên hệ hợp tác khoa học giữa hai nước được Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD), Học bổng Alexander von Humbold và Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG) tài trợ tài chính. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng thiết lập mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với nhau. Trao đổi khoa học - công nghệ giữa hai nước diễn ra với tần suất cao, cả trên phương diện chuyên môn lẫn chính trị

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của CHLB đức với VIỆT NAM từ năm 2011 đến NAY (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)