Hệ thống pháp luật còn bất cập, trực tiếp là Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư

Một phần của tài liệu DB08.5.2018 (Trang 27 - 28)

Doanh nghiệp, Luật Đầu tư

Luật Đất đai năm 2013, đang có nhiều vướng mắc, cản trở đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nổi lên là các vấn đề dưới đây:

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 hecta đối với xã phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Người sử dụng đất nông nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép thì phải nộp số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm chuyển đổi sử dụng đất; phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; nếu không chấp hành xử phạt sẽ bị thu hồi đất.

Những quy định trên đây của Luật Đất đai không còn phù hợp với chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa để thuận tiện trong truy xuất nguồn gốc cũng như chủ động vùng nguyên liệu.

Đối với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư hiện hành còn có những hạn chế cho việc thay đổi chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án; thủ tục chấm dứt dự án đầu tư; mua cổ phần…

Các quy định pháp luật liên quan đến việc hình thành và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất còn nhiều hạn chế trong quyết định chủ trương đầu tư;

Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, đấu giá; giao đất, cho thuê đất; chuyển nhượng dự án và các thủ tục hành chính liên quan. Tình trạng các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực vẫn chưa được điều chỉnh hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với những cải cách của hai luật này.

Để “kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”, như quan điểm Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thì nhiệm vụ cấp bách của các cấp các ngành là phải tháo gỡ những rào cản trên đây.

Bởi nếu còn những rào cản đó thì kinh tế tư nhân của Việt Nam tuyệt đại đa số vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển èo uột, quặt quẹo.

Vì vậy, điều mà doanh nghiệp mong muốn, trông chờ lớn nhất ở Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Chính phủ là gỡ bỏ những rào cản trên đây nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, đồng hành cùng doanh nghiệp bằng những hành động cụ thể.

Doanh nghiệp không cần nâng đỡ, hỗ trợ như bầu sữa, mà cần một thể chế, môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, thông thoáng.

Tuy nhiên, điều đó chỉ có được khi và chỉ khi thực hiện cải cách mạnh mẽ về thể chế và cơ chế.

Và cũng chỉ có như vậy mới hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có những tập đoàn, những công ty tầm cỡ như Sony, Toyota, Samsung …

Theo giaoduc.net.vn

Một phần của tài liệu DB08.5.2018 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)