Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy thuật toán trong ngôn ngữ lập trình pascal nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tin học THPT (Trang 33 - 37)

theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả: theo ý kiến của tác giả:

- Nhận thấy trường THPT mà bản thân tôi đang công tác là trường THPT thuộc huyện miền núi, chất lượng đầu vào thấp so với các trường khác trong tỉnh. Kết quả và chất lượng HSG môn Tin của nhiều năm không đều và chưa nổi bật. Sau khi tôi áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy đội tuyển đã đạt hiệu quả vả kết quả nhất định cho đội tuyển, góp phần mang lại chất lượng cho nhà trường trong năm học 2019-2020. Đặc biệt là đối tượng học sinh lại là học sinh lớp 10, là học sinh thi vượt cấp chương trình 12. Kết quả kỳ thi HSG cấp Tỉnh khối 12 năm 2019-2020 như sau: 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích. (Phụ lục 1)

- Bên cạnh đó khi áp dụng sáng kiến, giờ học bồi dưỡng HSG của tôi trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa.

- Qua kết quả đạt được, sáng kiến có thể được áp dụng và sử dụng như một tài liệu bồi dưỡng HSG cho các giáo viên khác cùng trường, các giáo viên giảng dạy bồi dưỡng HSG môn Tin trên quy mô đối với trường THPT trong địa bàn.

- Trong giờ học sử dụng PPDH tích cực vào dạy bồi dưỡng HSG tôi nhận thấy các em sôi nổi hơn, học sinh chủ động trao đổi vấn đề khó với giáo viên và tranh luận tích cực với bạn trong lớp, trong nhóm khi báo cáo sản phẩm, kết quả, chương trình.

- So sánh sự hiệu quả, chất lượng và kết quả với năm học trước chưa áp dụng sáng kiến thì không khí học trầm, ko sôi nổi học sinh chủ yếu ghi chép, hạn chế hoạt động trao đổi kiến thức và tự tìm hiểu kiến thức, không có sự trao đổi tranh luận với nhau, tập trung không cao, kết quả kì thi đạt không cao.

- Đáp ứng đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên nắm vững kiến thức kĩ năng môn học, nắm vững PPDH, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, không ngừng cố gắng, nhiệt tình đóng góp trí tuệ và sức lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Góp phần to lớn tạo nên những thành tích rất đáng tự hào của nhà trường trong năm 2019-2020. Bước sang năm 2021, bản thân tôi tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để phát triển tư duy độc lập sáng tạo, tính tự chủ, hợi mở cho học sinh trí tò mò và ý thức tự chủ khám phá kiến thức. Với việc sử dụng PPDH tích cực chính bản thân giáo viên cũng sẽ say mê tìm tòi và ứng dụng các phương pháp mới vào dạy học để những bài học thêm sinh động, học sinh tích cực sáng tạo, góp phần vào đổi mới sự nghiệp giáo dục.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tổ chức, cá nhân theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

- Sau khi tiến hành tổ chức dạy học theo PPDH tích cực, tôi phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh đội tuyển khối 12 ở các các lớp 10A1 (tham gia thi vượt cấp), 12A1 trường THPT Tam Đảo và lớp 12A1, 12A2 trường THPT A trên cùng địa bàn (Phụ lục 2,3,4). Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị phiếu lấy ý kiến của giáo viên (Phụ lục 5). Sau khi học sinh và giáo viên đánh dấu theo ý kiến cá nhân tôi tổng hợp kết quả từ hai lớp bồi dưỡng ở 2 điểm trường khác nhau nhưng đa số các em học sinh đều có chung mong muốn giống nhau là đều thích học PPDH cách đổi mới này, ý kiến của các giáo viên khác về việc sử dụng dạy học tích cực cho học sinh và kết quả đều rất khách quan. Giáo viên trong trường và trường THPT A đều thấy đạt hiểu quả và chất lượng hơn so với cách dạy học và phương pháp trước đây. Trong quá trình học, học sinh tích cực trao đổi kiến thức với học sinh khác trong đội tuyển, với giáo viên giảng dạy. Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức những vấn đề mới và kết quả đạt được cao hơn. Học sinh tham gia học bồi dưỡng rất sôi nổi, nghiêm túc, tích cực và yêu thích môn học hơn không còn cảm giác đơn điệu, khô khan, chán học. Góp phần tăng tính sáng tạo, hứng thú, tìm tòi và nghiên cứu khi học kiến thức giúp ích cho ôn luyện HSG ở trường THPT. Học sinh thu thập được kiến thức một cách vững chắc hơn tạo nền tảng kiến thức chắc chắn khi thi HSG. PPDH tích cực mang lại hiệu quả cao trong giờ học đội tuyển ở

trường THPT. Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học, hình thành và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

- Trong năm học 2019 - 2020, bản thân tôi sử dụng PPDH tích cực cho học sinh ở những tiết học có nội dung bài học phù hợp. Điểm mới của sáng kiến này của tôi là lựa chọn kiến thức trọng tâm, mới và khó hơn so với các kiến thức sách giáo khoa, đòi hỏi các em phải ham học hỏi và nghiên cứu sáng tạo. Thông qua dạy học các em được rèn luyện kĩ năng lập trình thành thạo và chuyên nghiệp. Đây là điểm mới trong PPDH này và đáp ứng được yêu cầu đối mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tiến hành tổ chức kiểm tra bằng đề thi kiểm tra chất lượng HSG lớp 12 trên lớp cho 2 trường (Phụ lục 6). Lấy kết quả đối chiếu 2 trường nhằm đánh giá hiệu quả sáng kiến đạt được.

Kết quả kiểm tra chất lượng thi HSG lớp 12 tại trường tôi dạy Bài kiểm tra thang điểm 20

Số lượng HS 05 Điểm đạt trên 10 05 Điểm đạt trên 10 0

Kết quả kiểm tra chất lượng thi HSG lớp 12 tại trường THPT A Bài kiểm tra thang điểm 20

Số lượng HS 03 Điểm đạt trên 10 03 Điểm đạt trên 10 0

Ngoài kết quả và đánh giá chất lượng học sinh ở trên lớp thì kết quả các em thi HSG cấp trường tổ chức cuối tháng 11 có kết quả như sau:

Giải khối 12 Số lượng giải

Nhất 01

Nhì 02

Ba 0

Khuyến khích 0

Kết quả của kì thi HSG năm 2017 - 2018 chưa áp dụng sáng kiến: Giải khối 10 Số lượng giải

Nhất 0

Nhì 0

Ba 0

Giải khối 12 Số lượng giải

Nhất 0

Nhì 0

Ba 0

Khuyến khích 0

Kết quả của kì thi HSG năm 2018 - 2019 tiến hành thử nghiệm thử sáng kiến: Giải khối 11 Số lượng giải

Nhất 0

Nhì 0

Ba 0

Khuyến khích 02

Kết quả của kì thi HSG năm 2019 - 2020 được áp dụng sáng kiến: Giải khối 12 Số lượng giải

Nhất 0

Nhì 01

Ba 01

Khuyến khích 01

- Cùng thực hiện PPDH tích cực, tôi có triển khai mở rộng thêm đối tượng học sinh tại 1 trường THPT A trên cùng địa bàn. Kết quả này tôi có được trong kì thi HSG khối 12 năm học 2019-2020. Kết quả này đánh giá giữa các lớp áp dụng sáng kiến và lớp chưa áp dụng sáng kiến để thấy được hiệu quả khi áp dụng phương pháp này vào dạy học.

Kết quả của kì thi HSG năm 2019 - 2020 của trường THPT A áp dụng sáng kiến Giải khối 12 Số lượng giải

Nhất 0

Nhì 01

Ba 02

Khuyến khích 0

- Nhận thấy khi áp dụng dạy học theo PPDH tích cực vào dạy bồi dưỡng HSG cho phần thuật toán đã mang lại kết quả, thành tích và chất lượng đạt giải tiến bộ hơn. Thống kê kết quả qua bảng, đối chiếu so sánh với những lớp chưa thực hiện và thực hiện ở cả hai trường THPT đều cho kết quả giải HSG chất lượng cao, có tiến bộ rõ rệt so với trước đây chưa áp dụng PPDH tích cực. Vậy nên, tôi thấy rằng việc sử dụng PPDH tích cực vào

giảng dạy bồi dưỡng cho HSG là sự thay đổi, sự cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức, sự nhận thức và khả năng lĩnh hội tìm tòi, sáng tạo lập trình của học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy thuật toán trong ngôn ngữ lập trình pascal nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tin học THPT (Trang 33 - 37)