4 .Chữa một số đề minh họa cho chuyên đề.
4.2. Một số câu hỏi thông hiểu;(12 câu).
Câu 1. Trong thời gian từ 1959- 1960 phong trào đấu tranh nào của quân dân miền Nam đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Tại sao khẳng định như vậy?
Các cách hỏi khác.( Cách trả lời như nhau ).
1. Bằng các sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
2. Thắng lợi đầu tiên nào của cách mạng miền Nam ( 1954- 1960 chứng tỏ ý Đảng lòng dân gặp nhau?
3. Trình bày 1 phong trào đấu tranh của quân dân miền nam chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ, mở ra thời kì khủng hoảng triền miên?
4. Thắng lợi nào của quân dân miền nam đã buộc Mĩ phải chuyển từ hình thức thực dân mới sang chế độ xâm lược thực dân mới?
5. Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ? Trình bày nguyên nhân ,diễn biến ,kết quả và ý nghĩa lịch sử của phong trào đó. )
6. Làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)
Gợi ý trả lời.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật (5 – 1957), ra Luật 10/59… Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
- Cách mạng miền Nam tuy gặp phải khó khăn, tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
- Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên.
b. Diễn biến:
- Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương như ở Vĩnh Thạch (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17 - 1 - 1960, cuộc “Đồng khởi” diễn ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó, nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền địch.
- Từ giữa năm 1960, “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số vùng miền Trung Trung Bộ.
c. Kết quả:
- Tính đến cuối 1960, ta đã làm chủ 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ và 3200 thôn ở Tây Nguyên.
- Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960) chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống Mĩ và tay sai, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản.
d. Ý nghĩa:
- Phong trào Đồng Khởi giáng một đòn nặng nề vào chính sach thực dân mới của Mỹ ở miền Nam đồng thời làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá vỡ từng mảng hệ thống chính quyền địch ở nông thôn. Đồng Khởi của nhân dân miền Nam chấm dứt thời kỳ..ổn định của chính quyền địch, mở ra thời kỳ khủng hoảng triền miên của chế độ Mỹ Diệm ở Sài Gòn
- Đồng Khởi là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam Việt Nam, là thất bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của Mĩ-Diệm. Thắng lợi này chứng tỏ chủ trương đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang của Đảng đưa ra là hết sức đúng đắn, phù hợp, cần tiếp tục phát huy.
- Đồng khởi là thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam Việt Nam chuyển cách mạng miền nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
- Đk thắng lợi buộc Mĩ phải chuyển từ hình thức thực dân mới sang chiến tranh xâm lược thực dân mới