Hiệu quả áp dụng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử 12 (Trang 25 - 29)

*.Trước khi áp dụng phương pháp:

Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần I

Lớp

Tổng số học sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

12B2 28 2 7,14% 6 21,4% 12 42,99 % 8 28,57%

12CB1 26 1 3,8% 5 19,2% 11 42,4% 9 34,6%

*.Sau khi áp dụng phương pháp:

số học sinh SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 12B2 28 6 21,4% 11 39,3% 9 32,2% 2 7,1% 12CB1 26 4 15,4% 13 50% 6 23,1% 3 11,5% * Nhận xét:

Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được như sau:

- Tỉ lệ học sinh giỏi và khá tăng lên rõ rệt - Tỉ lệ học sinh trung bình và yếu giảm xuống.

C.Kết luận

I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy, học tập

Qua một năm thực hiện đề tài SNKN “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở

trường THPT để chấm dứt việc đọc chép và nhìn chép theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo” tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép

hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép.

Xem phim mãi, thảo luận một cách thụ động máy móc, xem bài giảng điện tử mãi học sinh dần dần cũng không còn cảm hứng say mê học tập mà chỉ ngồi nghe thầy cô, bạn bè nói xong hết tiết học các em cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu vì bản thân các em cũng ít được tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học.

sẽ tự khám phá và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen sẽ phấn khởi rất nhiều.

Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học.

Hầu hết học sinh lớp 12 do tôi giảng dạy đều biết cách thực hiện tốt sơ đồ tư duy môn lịch sử. Lúc đầu các em vẽ sơ đồ tư duy chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã đạt yêu cầu tốt hơn. Đặc biệt học sinh lớp 12 chỉ cần có sơ đồ tư duy là tác phẩm do tự tay mình thiết lập nên các em có thể tự ôn tập thi thuận lợi hơn.

II.Khả năng áp dụng

Với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử có thể áp dụng ở tất cả các cấp học không chỉ riêng ở lớp 12. Ta còn có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy các môn học khác.

III.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy cho dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết của tri thức.

Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập sơ đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Trước đây, các tiết ôn tập chương một số giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.

Sơ đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên và học sinh sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng và việc sử dụng nó cũng khá đơn giản.

Bước đầu kết luận: Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ

vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THPT .

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử 12 (Trang 25 - 29)