KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tốc thời kì kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) ở trường THPT tỉnh quảng bình (Trang 29 - 32)

- Hướng dẫn bài mới: Đọc trước phần tiếp theo của bài (III Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản).

3.KẾT LUẬN 1 Kết luận

3.1. Kết luận

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là quán triệt nguyên lý giáo dục của Đảng “ Học đi đôi với

hành”, “Nhà trường gắn liền với cuộc sống”. Mặt khác, việc sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết có hệ thống về lịch sử địa phương, vừa bổ sung cụ thể hóa và làm phong phú thêm kiến thức lịch sử Việt Nam. Qua đó thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phát triển nhân cách cho học sinh. Đồng thời, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương góp phần phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy và các kĩ năng bộ môn cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo viên lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì:

+ Có nhiều sự kiện lịch sử địa phương trở thành sự kiện lịch sử dân tộc. Vì vậy, dạy học lịch sử dân tộc ngay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm cho học sinh hiểu cụ thể hơn về lịch sử dân tộc.

+ Sự kiện lịch sử Quảng Bình dùng cụ thể hóa, bổ sung cho lịch sử dân tộc, giúp học sinh thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc trong q trình phát triển của nó. Đảm bảo tính lịch sử, tính logic và tính tồn diện, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong q trình dạy học.

Trong quá trình tiến hành bài học lịch sử Việt Nam không đặt vấn đề giảng dạy lịch sử các địa phương mà thông qua các tài liệu - sự kiện lịch sử địa phương để làm rõ hơn các sự kiện lịch sử Việt Nam, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và vai trò các địa phương trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử ở trường trung học phổ thơng. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương Quảng Bình hết sức phong phú, đa dạng, đòi hỏi người giáo viên lịch sử ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo thái độ khách quan, khoa

học trong việc lựa chọn, sắp xếp tư liệu phù hợp. Việc lựa chọn đó phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận sử học và nguyên tắc sư phạm để có kế hoạch đưa vào giảng dạy cho có chất lượng, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bộ môn. Sự kiện trong sách giáo khoa là điển hình, cơ bản. Các tài liệu lịch sử địa phương chỉ để cụ thể kiến thức cơ bản của chương trình sách giáo khoa, chứ khơng tăng thêm đơn vị kiến thức, làm bài giảng trở nên nặng nề, biến bài giảng lịch sử dân tộc thành bài giảng lịch sử địa phương.

Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã xác định những nguyên tắc cơ bản và biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả tài liệu lịch sử địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp. Phải xác định rằng: khơng có tài liệu nào ưu việt và cũng khơng có phương pháp dạy học nào hồn thiện nhất, mà mọi phương pháp đều phải sử dụng phối hợp để bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

3.2. Kiến nghị và đề xuất:

- Các cấp quản lý cũng cần có kế hoạch biên soạn tài liệu lịch sử địa phương dùng trong nhà trường có hệ thống và hướng dẫn giáo viên thực hiện thống nhất, đồng bộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên trung học phổ thơng có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm về lịch sử địa phương.

- Đồng thời trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần bổ sung thêm tài liệu, tìm tòi thêm những con đường, biện pháp mới để việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương ngày càng thiết thực, phù hợp hơn.

- Giáo viên cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo, tìm hiểu về kiến thức và phương pháp sư phạm nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đồng thời, phải tăng bồi dưỡng về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, biết khai thác tốt thông tin qua mạng Internet và vận dụng có hiệu quả cơng nghệ thông tin, cập nhật các thông tin mới mẻ về cơng nghệ thơng tin vào cơng tác giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các giờ dạy của bản thân.

Để thiết thực nâng cao chất lượng môn học Lịch sử ở trường phổ thơng, khắc phục tình trạng hiện nay thì cần phải có sự vào cuộc của tồn xã hội, các ban ngành và nhất là các bậc phụ huynh. Cần phải có nhận thức đúng đắn về bộ mơn Lịch sử và tác động tích cực vào thái độ học tập của học sinh để chuyển biến tư tưởng và hành động của các em.

Về phía nhà trường, cần phải tạo mọi điều kiện tốt nhất, đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan bộ mơn cho giáo viên lên lớp. Đồng thời có thái độ tơn trọng đối với mơn học và có các chuyên đề chuyên sâu, để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tốc thời kì kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) ở trường THPT tỉnh quảng bình (Trang 29 - 32)