Sáng kiến là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các giáo viên giảng dạy môn Sinh học, là tài liệu giúp các em HS có thể tự học, tự bồi dưỡng chuẩn bị cho các kỳ thi Đại học, thi học sinh giỏi, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng tỷ lệ đậu vào các trường đại học và kết quả tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Sáng kiến giúp phát triển năng lực tư duy cho học sinh, phát huy tính sáng tạo trong học tập, hình thành và phát triển năng lực năng lực Khoa học - là năng lực đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông. Phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS chính là phát triển năng lực cho HS.
PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên đây chúng tôi đã định nghĩa KNVDKT vào thực tiễn, vai trò của KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học và trình bày 2 nhóm biện pháp dạy học: Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn và dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn nhằm phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS THPT theo các mức độ khác nhau. Trong mỗi nhóm biện pháp chúng tôi đều làm rõ đặc điểm, mục đích, ưu điểm, hạn chế của các nhóm biện pháp dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp và trình bày ví dụ minh họa.
Từ nghiên cứu này có thể giúp cho GV, HS tham khảo để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn vào thực tiễn trong quá trình dạy và học góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục phổ thông “ … Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và KN thực hành, VDKT vào thực tiễn..." trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUÂT
Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau: 2.1. KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn chính là mục tiêu của quá trình dạy học, là KN học tập ở mức cao nhất, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". Chúng tôi đề nghị hướng nghiên cứu của đề tài sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển hơn nữa trong các công trình nghiên cứu tiếp theo để nâng cao giá trị thực tiễn và được ứng dụng sư phạm của đề tài một cách khách quan.
2.2. Đề nghị các nhà khoa học, quý thầy cô nghiên cứu và cho ý kiến góp ý về các khái niệm, các quan điểm mới của tác giả về các vấn đề: Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, Bài tập thực tiễn, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dự án học tập gắn với thực tiễn để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[2] M.RÔ-DEN-TAN và P.I-U-ĐIN (1976), Từ điển triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.526-527.
[3] Makarenkô (1976), Giáo dục trong thực tiễn (Thiên Giang dịch), Nxb Thanh niên, tr. 41.
[4] Trần Thái Toàn (2014), Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học bậc THPT, Tạp chí Thiết bị giáo dục số 111-11/2014. [5] Tran Thai Toan, Phan Thi Thanh Hoi (2017), Process of training for students skill of applying knowledge into practice in teaching biology in high school, Proceeding of international conference on the development of science teachers’ pedagogical competence to meet the requirements of general education innovation, Publishing house for Science and Technology, Ha Noi, pp. 73-79.
[6] Trần Thái Toàn, Phan Thị Thanh Hội (2017), Rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS thông qua ứng dụng mô hình STEM, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giáo dục STEM trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, tr.174-184.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU HỎI (Dành cho giáo viên)
KHẢO SÁT VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Để phục vụ cho việc nghiên cứu “Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THPT”. Xin Thầy/Cô vui lòng cho ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào các ô () phù hợp hoặc viết vào chỗ trống (…) trong phần (…).
Xin trân trọng cảm ơn.
PHẦN 1. Thông tin chung (Thầy cô có thể ghi hoặc không ghi mục 1 và 2)
1. Họ và tên: ……… Email: ………. 2. Đơn vị công tác: Trường ……….
Quận/Huyện ……….Tỉnh/Thành phố: ………..
3. Giới tính: Nữ Nam 4. Số năm giảng dạy: ……….. năm
PHẦN 2. Các nội dung khảo sát
Câu 1: Trong quá trình dạy học Sinh học, Thầy/Cô thường rèn luyện cho HS những kĩ
năng (KN) ở các mức độ nào sau đây?
Kĩ năng Rất thường Mức độ rèn luyện
xuyên Thườngxuyên thoảngThỉnh Hiếmkhi Chưa baogiờ
1. KN liên hệ bài học với các vấn đề thực tiễn
2. KN vận dụng kiến thức bài học để giải thích
vấn đề thực tiễn
3. KN nêu giả thuyết của vấn đề
4. KN lập kế hoạch giải quyết vấn đề
5. KN thiết kế thí nghiệm, thực nghiệm
6. KN làm thí nghiệm, thực nghiệm
7. KN quan sát/ghi chép/vẽ hình
8. KN điều tra thực địa/thu thập mẫu vật
9. KN phân tích dữ liệu/viết báo cáo
10. KN đánh giá
11. KN nêu vấn đề mới
12. KN vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn tại địa phương (trường, huyện, tỉnh của thầy/cô đang công tác)
Các KN khác thầy cô đã chú ý rèn luyện cho HS (nếu có):……… ………..
Câu 2: Ở trường thầy/cô đã tổ chức hướng dẫn HS giải quyết được
những vấn đề thực tiễn nào? (Tên vấn đề, thời gian thực hiện (năm), đánh giá kết quả)
Câu 3: Thầy/Cô cho biết (hoặc đề xuất) những vấn đề thực tiễn hiện nay ở địa
phươngliên quan đến môn Sinh học cần tổ chức giải quyết?
……… ………
Câu 4: Trong quá trình dạy học Sinh học, Thầy/Cô thường tổ chức các hoạt động học tập sau đây ở mức độ nào?
Hoạt động học tập Mức độ sử dụng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
1. Tổ chức cho HS nghiên cứu
sách giáo khoa, tài liệu 2. Liên hệ kiến thức lí thuyết
bài học với thực tiễn địa phương
3. Mô phỏng bằng sơ đồ, tranh,
mô hình
4. Xem phim, băng hình
5. Tổ chức trò chơi, đóng vai
6. Sử dụng thí nghiệm, thực
hành
7. Nêu và giải quyết tình huống
gắn với thực tiễn 8. Thảo luận vấn đề khoa học,
vấn đề liên quan đến thực tiễn
9. Hoạt động trải nghiệm
10. Dạy học dự án
11. Nghiên cứu đề tài khoa học
kĩ thuật
12. Mô hình STEM
- Các hoạt động khác (xin ghi rõ): ………. ………... ………...
Câu 5: Các thầy/cô tổ chức hoạt động học tập cho HS trong các môi trường khác nhau ở mức độ nào sau đây?
Nội dung Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm
khi bao giờ Chưa
Lớp học
Phòng thí nghiệm
Thư viện
Vườn trường
Tự học ở nhà
Các cơ sở sản xuất
Các trung tâm nghiên cứu
Thiên nhiên, thực tiễn ở địa phương
Câu 6: Thầy/ Cô vui lòng tích dấu (X) vào các mức độ tham gia của HS trong dạy học Sinh học gắn lí thuyết với thực tiễn.
ư Nội dung Mức độ sử dụng Rất thường xuyên Thườn g xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
GV nêu vấn đề thực tiễn, lên kế hoạch hoạt động và hướng dẫn HS trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn, GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV nêu vấn đề thực tiễn, lên kế hoạch hoạt động, HS tổ chức thực hiện, GV đánh giá kết quả
GV nêu vấn đề thực tiễn, HS lên kế hoạch tổ
chức thực hiện, GV đánh giá kết quả HS tham gia cùng GV từ khâu nêu vấn đề thực
tiễn, xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá.
HS tự nêu vấn đề thực tiễn, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị thực hiện, tiến hành thực hiện hoạt động học tập, đánh giá kết quả thực hiện. GV chỉ là người định hướng, giúp đỡ HS trong quá trình hoạt động.
- Ý kiến khác (xin ghi rõ): ………...
Câu 7: Thầy/ Cô đánh giá thế nào về các nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức dạy học phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho HS:
Nội dung
Mức độ đồng ý
(1- không đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý)
1 2 3 4 5
Chất lượng HS thấp
Tính tích cực chủ động của HS còn
chưa cao.
Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp
ứng.
Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể về dạy học phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Khó xác định được vấn đề thực tiễn
liên quan kiến thức bài học Không đủ thời gian để tổ chức giải
Chưa được tập huấn về dạy học giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Thầy/cô cho biết thêm các khó khăn khác (nếu có): ………
………...………..
………...………..
………...………..
………...………..
Câu 8: Trong nghiên cứu “Phát triển KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT”, chúng tôi đã đề xuất KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn như sau: “KNVDKT vào thực tiễn là khả năng của cá nhân có thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức mới để giải quyết được các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả” Và KN trên gồm 05 kĩ năng thành phần sau: 1) KN liên hệ: Vận dụng kiến thức bài học liên hệ được với một số VĐTT. 2) KN phân tích/tổng hợp: Vận dụng kiến thức bài học giải thích được một VĐTT. 3) KN thực hành thực nghiệm: Vận dụng kiến thức bài học chứng minh bằng thực nghiệm được một VĐTT. 4) KN đánh giá, phản biện: Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện, đánh giá được ảnh hưởng của VĐTT. 5) KN sáng tạo: Vận dụng kiến thức tổng hợp để đề xuất một số phương pháp, biện pháp mới, xây dựng kế hoạch, thiết kế mô hình … giải quyết VĐTT. Thầy/ Cô cho biết ý kiến/đề xuất về các Khái niệm và các KN thành phần của KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn (Đồng ý/Không đồng ý/Bổ sung/điều chỉnh…) ………...………..
………...………..
………...………..
………...………..
………...………..
Câu 9: Để “Phát triển KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT”, chúng tôi đã đề xuất 02 nhóm biện pháp dạy học:
Thứ nhất: Dạy học liên hệ lí thuyết với vấn đề thực tiễn trong lớp học
Mục đích: Giúp HS có khả năng liên hệ được nội dung bài học với các vấn đề thực tiễn gắn với cuộc sống, gắn với địa phương.
PPDH: tổ chức các hoạt động học tập trong lớp học, tại các phòng thực hành bằng các PPDH chủ yếu như: Tự học có hướng dẫn; Dạy học nêu vấn đề; Dạy học bằng tình huống thực tiễn; Dạy học bằng bài tập thực tiễn; Dạy học bằng thí nghiệm, thực hành.
Thứ hai: Dạy học bằng hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học
Mục đích: HS giải quyết được vấn đề thực tiễn gắn với cuộc sống, gắn với địa phương PPDH: tổ chức các hoạt động dạy học bằng các PPDH chủ yếu như: Dạy học dự án; Phương pháp đóng vai; Tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học; Giáo dục STEM.
Thầy/cô cho ý kiến/đề xuất về các biện pháp tổ chức dạy học trên, đề xuất bổ sung các biện pháp dạy học khác (nếu có) để phát triển KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT?
………...………..
………...………..
………...………..
………...………..
Phụ lục 2: Dự án dạy học liên môn: Đây là dự án liên môn, xuất phát từ nội dung cơ bản của các môn Sinh học, Công nghệ, Hóa học, Vật lí
Tên dự án: Ứng dụng cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất vào thực tiễn
Sau đây chúng tôi minh họa một số phần của dự án:
* Hoạt động 1: Tổ chức, giới thiệu (tuần 1)
1. GV giới thiệu dự án
- GV giới thiệu chủ đề dự án và mục tiêu HS phải đạt được sau khi thực hiện dự án. - HS kí hợp đồng học tập với GV, hàng tuần các nhóm phải họp và đánh giá hoạt động, ghi vào biên bản làm việc nhóm
- Phát kế hoạch học tập, tiên chí đánh giá - Giới thiệu nguồn tài liệu
2. Phân công nhiệm vụ
- HS trong lớp chủ động tham gia vào các Ban thực hiện dự án: Ban tổ chức, ban chuyên môn, Ban tuyên truyền ...
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm học tập: Mỗi lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 thành viên
3. GV hướng dẫn HS lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án
- Các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện, GV xem, góp ý và phê duyệt - GV giải đáp các thắc mắc từ HS về các vấn đề của dự án.
Hoạt động 2: Triển khai dự án (tuần 2, 3)
1. HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công
- Tìm hiểu cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan đến cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất
2. Phân tích, xử lí, giải thích các hiện tượng 3. Thiết kế, thực hiện sản phẩm dự án
Trong quá trình triển khai dự án, HS đã thu được các sản phẩm cụ thể:
* Tìm hiểu được một số hiện tượng, vấn đề thực tiễn liên quan đến dự án như:
1. Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt cà rốt bằng cách luộc qua nước sôi sau đó tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi?
2. Tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhiều muối vào để rửa rau thì sẽ bị héo? 3. Tại sao dưa muối lại có vị mặn và dăn deo?
4. Trong việc bón phân cho cây người ta phải làm thế nào để tránh cho cây khỏi bị héo?
5. Khi bị thương, mất máu nhiều, bệnh nhân có cảm giác khát. Trong trường hợp trên thì có nên cho bệnh nhân uống thật nhiều nước để giảm cảm giác khát hay không?
6. Chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ nếu để ở môi trường ngoài thì không thấy gì xảy ra, nhưng nếu đem ngâm trong nước thì thấy cọng rau muốn cong ra phía ngoài. Giải thích?
7. Giải thích tại sao người ta dùng nước muối để sát trùng, rửa vết thương?
8. Nêu cách xào rau muống không bị quắt lại và vẫn xanh mướt? Giải thích tại sao rau bị quắt lại?
* Tổ chức thực hành và cải tiến thí nghiệm trong SGK, kết quả như sau:
Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Trong nội dung hoạt động này, chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn HS vận dụng kiến thức bài 11 và nghiên cứu bài 12 tổ chức thực hiện và cải tiến thí nghiệm phù hợp với thực tiễn.
1. Mục tiêu của thí nghiệm
- Quan sát được hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở các giai đoạn khác nhau ở 2 loại TB: TB biểu bì lá cây và TB khí khổng.
- Điều khiển được sự đóng - mở khí khổng.
2. Cơ sở khoa học của thí nghiệm
- Trong môi trường ưu trương, nước bị rút ra khỏi TB gây ra hiện tượng co