Tháng 6,7,8 tạm nghỉ các hoạt động với lí do:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT (Trang 37 - 41)

- Thời tiết nắng nóng

- Học sinh, giáo viên nghỉ hè

- Tu sửa, bảo trì trang thiết bị nhà kính, SVC lớp học

7.5. Kết quả đã đạt được sau khi triển khai thực tế

Từ khi lớp học STEM và khu vực nhà kính được đưa vào hoạt động đã đạt được những kết quả như sau:

+ 20 giáo viên + 09 lớp học (320 học sinh) + 7 nhóm học sinh đăng ký (70 học sinh) đã được trải nghiệm lớp học STEM và khu vực nhà kính trồng rau, nuôi cá.

+Nhiều loại cây trồng đã được giáo viên và học sinh ươm, trồng và thu hoạch

+ 10 vụ ươm, trồng và thu hoạch rau xà lách thủy canh bằng kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng NFT.

+ 15 vụ ươm rau mầm

+ 6 vụ rau xu hào+xúp lơ+cà chua

+ 4 vụ thả cá và thu hoạch cá, rau trong hệ thống Aquaponics

- Nhà trường đã đón nhiều đoàn tham quan, học hỏi lớp học STEM và khu vực nhà kính cụ thể:

+ Đoàn đại sứ đặc nhiệm toàn quyền của Isaren

+ Đoàn cán bộ trường tiểu học, trường mần non Vinschool (thuộc tập đoàn Vingroup)

+ Đoàn cán bộ sở GD&ĐT Cần Thơ + Đoàn cán bộ sở GD&ĐT Thanh Hóa + Các lãnh đạo sở GD&ĐT Vĩnh Phúc + Các trường THPT trong tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đoàn cựu học sinh khóa 1974-1977 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Lớp học STEM và nhà kính đã được các đài truyền hình Tỉnh Vĩnh Phúc, VTC 14 làm các phóng sự về tính hiệu quả của mô hình, phương pháp dạy học mới, tiên tiến trên thế giới (lớp học STEM).

- Học sinh đã tận dụng các đồ dùng phế thải (chai nhựa, ống nhựa) để tạo ra các lẵng để trồng hoa, rơm, rạ, phân trâu bò để trồng cây, góp phần bảo vệ môi trường.

- Học sinh đã được các thầy cô giáo cho quan sát các loại sâu bệnh thông thường của cây trồng qua kính hiển vi điện tử và biết cách phòng, chống các loại sâu này qua các tiết học thuộc lớp học STEM.

Mô hình lớp học STEM và nhà kính đã và đang mang lại những trải nghiệm thực tế tuyệt vời cho các em học sinh, giúp các em bước đầu lí giải, áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học của các môn học vào thực tế, các em được tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại như labdis để đo các thông số như độ PH, nồng độ dinh dưỡng ppm, độ ẩm.., biết phân phối nồng độ chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cây. Bước đầu giúp các em có cảm giác như mình đang là một nhà nghiên cứu khoa học, giúp các em biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trong công việc và nó cũng giúp cho các thầy cô nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt khi phát triển mô hình lớp học Stem và nhà kính nhà trường đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ tình cảm đến vật chất của các bậc phụ huynh học sinh thông qua hiệu quả mà nó đem lại cho con em họ.

7.6. Kết luận

- Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn có thể cho thấy việc áp dụng mô hình STEM và tích hợp các nội dung bài học có ý nghĩa lớn, giúp các em phát triển kỹ năng, năng lực toàn diện hơn. Ngoài ra còn cho thấy thực trạng của việc dạy học bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế nhất định.

- Với kết quả bước đầu và qua quá trình nghiên cứu mô hình STEM đã chứng tỏ rằng: Nếu giáo viên biết khai thác tốt kiến thức các bài giảng để giúp học sinh phát triển kỹ năng, năng lực thông qua các trải nghiệm của bài học/chủ đề, khi đó chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Hệ thống CSVC( nhà kính,

phòng học stem, các trang thiết bị ), giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, thực tế các bộ môn: Vật lý, hóa học, Sinh học.

- Phòng học bộ môn được sắp xếp bàn theo cách học nhóm. - Có trang thiết bị phục vụ quá trình học lý thuyết và thực hành - Có sự đầu tư công phu về bài giảng của giáo viên

- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật kỹ- Có các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ quá trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

10. Đánh giá lợi ích thu được

- Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn có thể cho thấy việc áp dụng mô hình STEM và tích hợp các nội dung bài học trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa lớn, giúp các em phát triển kỹ năng, năng lực toàn diện

hơn. Ngoài ra còn cho thấy thực trạng của việc dạy học bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế nhất định.

-Với kết quả bước đầu và qua quá trình nghiên cứu mô hình STEM đã chứng tỏ rằng: Nếu giáo viên biết khai thác tốt kiến thức các bài giảng để giúp học sinh phát triển kỹ năng, năng lực thông qua các trải nghiệm của bài học/chủ đề, khi đó chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc ápdụng sáng kiến lần đầu (nếu có): dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh

vực áp dụng

1 TrườngTHPT Nguyễn Viết Xuân Đại Đồng-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc Quản lý

Vĩnh Tường, ngày 31 tháng 01 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu)

Vĩnh Tường, ngày 31 tháng 01 năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Vĩnh Tường, ngày 29 tháng 01 năm 2019 Tác giả SKKN

(Ký, ghi rõ họ tên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục,(2005).

2. Tìm hiểu về giáo dục STEM (http://megastudy.edu.vn/chia-se/tim-hieu-ve- giao-duc-stem-la-nhung-khong-moi-sh180.html)

3. STEM là gì và triển khai vào chương trình giáo dục phổ thông như thế nào? (http://ictnews.vn/cntt/cach-mang-40/stem-la-gi-va-trien-khai-vao-chuong-

trinh-giao-duc-pho-thong-nhu-the-nao-163618.ict)

4. Giáo dục STEM tại Mỹ và tầm quan trọng

(http://vnis.edu.vn/vi/tin-tuc/giao-duc-stem-tai-my-va-tam-quan-trong) 5. Bộ Giáo dục và đào tạo,(2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB ĐH Sư phạm.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN ứng dụng mô hình nhà kính và lớp học stem vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT (Trang 37 - 41)