SO SÁNH TỶ LỆ NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CÓ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA VGB Ở 3 BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành việc phòng ngừa viêm gan b của nhân viên điều dưỡng tại hai bệnh viện huyện và bệnh viện thành phố thuộc tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 32)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.SO SÁNH TỶ LỆ NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CÓ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA VGB Ở 3 BỆNH VIỆN

NGHIÊN CỨU

+ Trên kết quả phân tích bảng 3.5, về tác nhân gây bệnh VGB:

Nhân viên điều dưỡng Bệnh viện thành phố Huế có tỷ lệ cao nhất 98% biết được tác nhân gây bệnh là virus, kế đến là Bệnh viện Hương Trà 95,6%,

thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền chỉ có 82,1%. Điều đáng nói ở đây là có tỷ lệ nhân viên y tế hiểu chưa đúng, họ cho rằng nguyên nhân gây bệnh VGB là vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

+ Phân tích kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6, về đường lây truyền bệnh VGB: Bệnh viện thành phố Huế và Bệnh viện Quảng Điền có tỷ lệ bằng nhau 85,7% nhân viên biết được đường lây truyền bệnh VGB là lây qua quan hệ tình dục, vết rách da hoặc dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu. Bệnh viện Hương Trà có tỷ lệ thấp nhất chỉ có 73,3%. Số còn lại chỉ biết 1 đường lây như qua vết rách da: Hương Trà 17,8%, Quảng Điền 10,7% hoặc qua đuờng tiêu hóa: Bệnh viện thành phố Huế 14,3%, Hương Trà 8,9%.

+ Phân tích bảng 3.7 thấy: Bệnh viện thành phố Huế vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 83,7% biết được tất cả các nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh VGB, kế đến là Bệnh viện Quảng Điền 71,4%, thấp nhất là Bệnh viện Hương Trà chỉ có 64,4%. Số còn lại ở 3 bệnh viện có sự hiểu biết chưa đầy đủ về nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh VGB.

+ Phân tích bảng 3.8 Điều trị và phương pháp điều trị VGB: 59,2% nhân viên điều dưỡng Bệnh viện thành phố Huế cho rằng bệnh VGB không điều trị được, kế đến là Bệnh viện Hương Trà 44,4%, thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền 7,1%. Tỷ lệ này giải thích vì sao có tới 92,9% nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Quảng Điền cho rằng bệnh VGB có thể điều trị được và phương pháp điều trị bằng vitamin 67,9%, điều trị bằng kháng sinh 7,1%. Bệnh viện Hương Trà 55,6% cho rằng điều trị được VGB, phương pháp điều trị bằng vitamin 31,1%, số còn lại cho rằng phương pháp điều trị là bằng kháng sinh hoặc nghỉ ngơi. Bệnh viện thành phố Huế có 40,8% cho là VGB điều trị được, 20,4% bằng vitamin, số còn lại bằng kháng sinh và nghỉ ngơi.

+ Số nhân viên điều dưỡng đã xét nghiệm VGB theo phân tích bảng 3.9 cả 3 bệnh viện có tỷ lệ gần bằng nhau, cao nhất là Bệnh viện Hương Trà

84,4%, kế đến Bệnh viện thành phố Huế 83,7%, thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền 71,1%. Ngược lại, với kết quả phân tích bảng 3.10 thì nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Quảng Điền lại là những người động viên gia đình đi tiêm phòng VGB có tỷ lệ cao nhất 96,4%, thấp nhất là Bệnh viện Hương Trà chỉ có 75,6%.

* Về kiến thức phòng ngừa VGB: Tỷ lệ nhân viên điều dưỡng Bệnh viện thành phố Huế cao hơn so với 2 bệnh viện huyện. Có lẽ Bệnh viện thành phố Huế nằm gần trung tâm thành phố, gần các trung tâm đào tạo, nên các thông tin về công tác phòng ngừa VGB được nhân viên điều dưỡng cập nhật tốt hơn.

+ Để tránh lây nhiễm cho bản thân khi chăm sóc bệnh nhân, theo phân tích kết quả bảng 3.11 nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Hương Trà có thái độ hết sức cẩn thận chiếm tỷ lệ cao nhất 91,1%, Bệnh viện thành phố Huế 85,7%, thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền chỉ có 60,7%. Số còn lại thì cho rằng chỉ cần cẩn thận là được rồi, điều này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ chủ quan đối với việc phòng lây nhiễm VGB cho bản thân.

+ Cũng theo phân tích bảng 3.11, để tránh lây nhiễm VGB cho bệnh nhân khác khi chăm sóc bệnh nhân, người điều dưỡng phải vô khuẩn các dụng cụ y tế, Bệnh viện Quảng Điền có tỷ lệ cao nhất 85,7%, còn lại 14,3% cho rằng cần tuân thủ các nguyên tắc lấy và xử lý bệnh phẩm. Bệnh viện Hương Trà 84,4% cho rằng cần phải tuân thủ các nguyên tắc lấy và xử lý bệnh phẩm, 13,3% thì cho rằng cần phải vô khuẩn các dụng cụ y tế, còn 1 tỷ lệ nhỏ 2,2% cho rằng cần phải tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết bệnh nhân. Riêng Bệnh viện thành phố Huế 57,1% nhân viên cho rằng cần phải tuân thủ các nguyên tắc lấy và xử lý bệnh phẩm, 12,9% cho rằng cần vô khuẩn các dụng cụ y tế. Qua các số liệu trên cho thấy tùy theo mô hình của từng bệnh

viện mà nhân viên điều dưỡng có biện pháp dự phòng khác nhau tùy theo điều kiện của từng cơ sở có thể áp dụng được.

+ Phân tích bảng 3.12: Cách xử lý bơm kim tiêm sau khi sử dụng nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Quảng Điền 100% cho vào hộp an toàn. Bệnh viện thành phố Huế có 79,6% bỏ vào hộp an toàn, còn lại 18,4% cho vào thùng rác hoặc bỏ tại nơi tiêm thuốc. Bệnh viện Hương Trà có tỷ lệ thấp nhất chỉ có 66,7% bỏ vào hộp an toàn, còn lại 33,3% cho vào thùng rác. Đây có lẽ là do thói quen cũ còn tồn tại trong việc thực hành của nhân viên điều dưỡng, vì theo khảo sát của chúng tôi tại 3 bệnh viện đều có trang bị hộp an toàn. Điều này cần phải khắc phục để góp phần vào việc phòng ngừa VGB.

+ Phân tích kết quả bảng 3.13 về cách xử lý dụng cụ kim loại dùng lại: Bệnh viện Quảng Điền 82,1% hấp tiệt trùng, 14,3% rửa bằng nước sạch và nước xà phòng, chỉ có 3,6% ngâm vào dung dịch khử khuẩn. Bệnh viện thành phố Huế có 42,9% hấp tiệt trùng, rửa bằng nước sạch và nước xà phòng 42,9%, 14,3% ngâm vào dung dịch khử khuẩn. Riêng Bệnh viện Hương Trà có tới 60% rửa bằng nước sạch hoặc nước xà phòng, chỉ có 28,9% hấp tiệt trùng, còn lại 11,1% ngâm vào dung dịch khử khuẩn. Qua các số liệu trên chúng tôi thấy xử lý dụng cụ kim loại dùng lại bằng cách hấp tiệt trùng là biện pháp tốt nhất, nhưng có tới 60% nhân viên điều dưỡng cho rằng chỉ cần rửa bằng nước sạch và nước xà phòng là không đảm bảo vô khuẩn, ngay cả biện pháp ngâm vào dung dịch khử khuẩn không có nghĩa là dụng cụ đã được làm sạch hòan toàn. Với tỷ lệ trên, chúng tôi nghĩ khả năng lây nhiễm VGB từ bệnh nhân này qua bệnh nhân khác là không tránh khỏi.

+ Cách xử lý bông băng sau khi sử dụng, theo phân tích kết quả bảng 3.14 cho thấy: Phương pháp đốt ở Bệnh viện Quảng Điền chiếm tỷ lệ cao nhất 71,4%, Hương Trà 35,6%, thấp nhất là Bệnh viện thành phố Huế 34,7%. Tỷ lệ bỏ bông băng sau khi sử dụng vào thùng rác cao nhất là Bệnh viện Hương

Trà 62,2%, kế đến là Bệnh viện thành phố 34,7%, thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền 10,7%. Việc xử lý bông băng sau khi sử dụng phụ thuộc vào điều kiện của từng bệnh viện, nhưng việc bỏ vào thùng rác mà không được xử lý bằng dung dịch khử khuẩn là việc làm dễ gây tổn thương cho nhân viên thu gom và là nguồn lây bệnh cho cộng đồng.

+ Phân tích kết quả bảng 3.15 cho thấy khi bị máu và dịch cơ thể bắn vào người thì phần lớn nhân viên điều dưỡng ở cả 3 bệnh viện đều rửa bằng nước xà phòng: Bệnh viện Quảng Điền 78,6%, Bệnh viện thành phố Huế 73,3%, Bệnh viện Hương Trà 61,2%. Nhưng vẫn còn tỷ lệ không nhỏ chỉ rửa bằng nước sạch: Bệnh viện Hương Trà 30,6%, Quảng Điền 17,9%, thành phố Huế 15,6%. Có 6,7% nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Thành phố Huế cho là cần phải chủng ngừa ngay, 2 bệnh viện huyện thì không ai cho là cần phải chủng ngừa, mà chỉ có 8,2% Bệnh viện Hương Trà, 3,6% Bệnh viện Quảng Điền cho rằng phải xét nghiệm máu. Qua các tỷ lệ trên cho thấy đa số nhân viên điều dưỡng đa số biết cách xử lý khi bị phơi nhiễm VGB trong quá trình làm việc, nhưng một số nhân viên vẫn còn chủ quan họ chỉ rửa bằng nước sạch thì không thể đảm bảo an toàn, khả năng bị lây bệnh VGB là không thể tránh khỏi.

+ Phân tích kế quả bảng 3.16, cho thấy khi bị tổn thương da đa số nhân viên điều dưỡng cẩn thận hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân, họ đã biết bảo vệ mình bằng cách che kín tổn thương bằng găng tay. Đây là việc làm rất tốt để hạn chế phơi nhiễm. Tỷ lệ cao nhất 92,9% là Bệnh viện Quảng Điền, 83,7% ở Bệnh viện thành phố Huế và 75,6% ở Bệnh viện Hương Trà. Đặc biệt có 17,8% nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Hương Trà cho rằng nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, 6,7% không tiếp xúc với bệnh nhân, Bệnh viện thành phố có 10,2% cho là không tiếp xúc với bệnh nhân.

* Về thái độ và thực hành của nhân viên điều dưỡng Bệnh viện thành phố Huế không thấy sự hơn hẳn so với bệnh viện tuyến huyện như phần kiến thức. Điều này có thể hiểu rằng từ kiến thức đến thái độ và hành động là quá trình cần phải có sự tác động thường xuyên để hình thành những hành động có lợi trong việc phòng ngừa sự lây truyền bệnh VGB nói riêng và các bệnh lây truyền nói chung trong môi trường bệnh viện.

KẾT LUẬN

Qua điều tra nghiên cứu phân tích và so sánh ở nhân viên điều dưỡng tại 2 bệnh viện huyện Hương Trà, Quảng Điền và Bệnh viện thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành việc phòng ngừa viêm gan b của nhân viên điều dưỡng tại hai bệnh viện huyện và bệnh viện thành phố thuộc tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 32)