Đa số các em học sinh đều có khả năng nhận thức tốt, ham học, có ý thức và say mê học tập

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phân loại bài toán đồ thị trong chương chất khí chương trình vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 26 - 31)

say mê học tập

- Ban giám hiệu và các đồng nghiệp luôn tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất tiến hành thực nghiệm, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung sáng kiến hơn.

- Sau lần đầu tiên áp dụng thực nghiệm thành công thì các đồng nghiệp hưởng ứng và áp dụng sáng kiến trên nhiều lớp học

- Tổ bộ môn thường xuyên tiến hành đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tạo điều kiện tốt cho các sáng kiến cá nhân được trao đổi thảo luận và áp dụng.

2.2.Khó khăn

- Nội dung sáng kiến có liên quan đến các môn học khác nên yêu cầu giáo viên phải tự bồi dưỡng, trang bị kiến thức liên môn cho mình để có thể áp dụng vào nội dung bài dạy .

- Một số em học sinh chưa thực sự đầu tư thời gian cho học, kiến thức toán học còn yếu, kĩ năng sử dụng máy tính còn hạn chế nên sự tiến bộ chưa rõ rệt.

- Giáo viên thực hiện sáng kiến trong khi phải thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ khác nên có phần hạn chế về thời gian và công sức khi thực hiện.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Để có thể áp dụng tốt sáng kiến tôi xin có một số kiến nghị như sau:

* Đối với nhà trường:

- Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, áp dụng các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy.

- Tổ chức các buổi tọa đàm giữa các giáo viên trong tổ bộ môn và liên môn để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nhà trường cần tăng cường đưa các chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng. - Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và giáo viên hằng năm.

- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận, đổi mới phương pháp dạy học - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.

* Đối với Sở giáo dục:

- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Tổ chức các chuyên đề, các buổi toạ đàm cho giáo viên vật lí và các bộ môn khác để tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm .

10. Đánh giá lợi ích thu được:

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng bài học thực nghiêm này giúp:

- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều phần kiến thức, nhiều chương, nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;

- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học;

- Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.

- Làm cho học sinh hiểu bài hơn, yêu thích môn học hơn

- Sự thành công của đề tài đã giúp nâng cao về chất lượng giáo dục của lớp, của trường.

KẾT QUẢ CỤ THỂ ĐẠT ĐƯỢC

Sáng kiến đã được áp dụng với các em học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Gia Tự năm học 2018-2019 đã thu được những kết quả khả quan. Đề tài áp dụng với 117 học sinh lớp 10 (10A1, 10A3, 10A5) và có ba lớp (10A2, 10A4, 10A6) gồm 113 học sinh không áp dụng đề tài để làm lớp đối chứng:

Các lớp đã áp dụng đề tài:

Lớp Sĩ số Kết quả học tập kì I Kết quả sau khi áp dụng

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

10A1 40 5 18 15 2 8 23 8 1 10A3 37 4 20 12 1 7 21 9 0 10A5 40 3 13 21 3 8 16 12 2 Tổng 117 12 51 48 6 25 60 29 3 % 100% 10,3% 43,6% 41,0% 5,1% 21,4% 51,3% 24,8% 2,5% Các lớp đối chứng:

Lớp Sĩ số Kết quả học tập kì I Kết quả sau khi học chương chất khí

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

10A2 38 6 15 16 1 7 18 12 1 10A4 39 4 19 14 2 5 20 12 2 10A6 36 3 13 18 2 2 13 19 2 Tổng 113 13 47 48 5 14 51 43 5 % 100% 11,5% 41,6% 42,5% 4,4% 12,4% 45,1% 38,1% 4,4% * Nhận xét về mặt định lượng

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ học sinh trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm có số học sinh yếu ít hơn so với lớp đối chứng.

Từ hai chỉ số trên có thể khẳng định rằng việc sử dụng các bài tập đồ thị trong chương chất khí lớp 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học thông thường. Đặc biệt tính hiệu quả ở đây còn thể hiện qua việc học sinh nắm tri thức vững vàng với tỉ lệ học sinh khá giỏi cao.

* Nhận xét về mặt định tính

Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng các phiếu thăm dò trao đổi với học sinh và giáo viên sau các tiết thực nghiệm. Thông qua đó tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

- Mức độ tập trung của học sinh ở lớp thực nghiệm luôn ở mức cao.

- Học sinh hứng thú trong học tập thể hiện qua việc học sinh tích cực làm việc, thảo luận, trình bày vấn đề nghiên cứu thông qua các bài tập đồ thị.

- Dạy học bằng các hoạt động nhận thức thông qua khai thác các bài tập đồ thị giúp học sinh chủ động tìm kiếm tri thức thật nhanh, tiết kiệm thời gian, đạt được mục tiêu dạy học.

Qua thực nghiệm khẳng định rằng việc tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua khai thác các bài tập về đồ thị trong chương chất khí nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí ở nhà trường phổ thông nói chung, chương trình vật lí lớp 10 nâng cao nói riêng được đề xuất trong đề tài là có tính khả thi.

11. Danh sách học sinh tham gia lớp học được nghiên cứu: Số Số

TT

Lớp Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1 10A1 Trường THPT Ngô Gia Tự - LT - VP Giáo dục 2 10A2 Trường THPT Ngô Gia Tự - LT - VP Giáo dục 3 10A3 Trường THPT Ngô Gia Tự - LT - VP Giáo dục 4 10A4 Trường THPT Ngô Gia Tự - LT - VP Giáo dục 5 10A5 Trường THPT Ngô Gia Tự - LT - VP Giáo dục 6 10A6 Trường THPT Ngô Gia Tự - LT - VP Giáo dục

..., ngày...tháng… năm 2020

Xác nhận của hiệu trưởng

Lập Thạch , ngày …. tháng …năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Lập Thạch, ngày 01 tháng 02 năm2020 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Ngọc Hà DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vật Lí 10 Nâng cao - Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lê Trọng Tường, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân - Sách giáo khoa Nhà xuất bản GD - 2006.

2. Bài tập vật lí 10 Nâng cao - Lê Trọng Tường, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân - Nhà xuất bản GD - 2006.

3. Giải toán Vật lí 10 - Tập 2- Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thành Tương - Nhà xuất bản GD - 1999.

4. Tuyển tập đề thi Olympic 30 - 4 vật lý 11 lần thứ VIII - 2002 - Sở GD -ĐT Thành Phố HCM -Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nhà xuất bản GD - 2012

5. Kiến thức cơ bản và nâng cao vật lý - tập 2 - Vũ Thanh Khiết- Nhà xuất bản HN 2008

6. Funamentals of Physics - Halliday - Resnick - Walker. 7. Các trang Web: thuvienvatly.vn

Violet.vn Google.vn

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CẤP: NGÀNH: ; TỈNH: .

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phân loại bài toán đồ thị trong chương chất khí chương trình vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)