Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mớ

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở hải phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức hồ chí minh. (Trang 25 - 30)

Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.

Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không có lòng riêng, thiên tư, thiên vị. Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” thì phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo giữ “cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật. “Cần, kiệm, liêm, chính” có quan hệ chặt chẽ với nhau và với “chí công vô tư”. “Cần kiệm liêm chính” sẽ dẫn đến “chí công vô tư”. Ngược lại, đã “chí công vô tư”, một lòng vì nước vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được “cần, kiệm, liêm, chính”.

Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Người mang nội dung sâu rộng. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động ở các nước vì một mục tiêu chung là đấu tranh giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột. Đó là đoàn kết giữa những người vô sản vì một mục tiêu chung nhất: “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội

1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đứcmới mới

Để xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã đề ra một số nguyên tắc và suốt đời thực hiện không mệt mỏi, tự rèn mình, giáo dục đảng viên và mọi người cùng thực hiện. Đó là các nguyên tắc:

Nói phải đi đôi với làm thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và có tác dụngvới người khác. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương của thế hệ đi trước đối với thế hệ sau… là rất quan trọng mà trong gia đình là tấm gương của cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với các cháu, anh chị đối với các em. Nói đi đôi với làm còn nhằm chống lại thói đạo đức giả, bởi vì trong thực tế có những người miệng nói “dân chủ” nhưng bụng lại “quan chủ”. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò làm gương của đảng viên trước quần chúng. Người đã từng nói, đại ý là: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” thì sẽ được yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc tuyên dương “người tốt, việc tốt”, bởi Người ý thức sâu sắc một chân lý: một tấm gương tốt còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp nhất thì phải chống những biểu hiện sai trái vô đạo đức. Bởi vì, trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng nên ta phải loại trừ cái xấu, cái ác và làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân. Xây đi đôi với chống là muốn xây thì phải chống; chống nhằm mục đích xây. Việc xây dựng đạo đức trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội. Những phẩm chất chung nhất, cơ bản nhất lại phải được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng, từng lớp đối tượng khác nhau. Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm trong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh thiếu niên nhi đồng… Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm,

hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Hơn nữa còn phải thấy trước những gì để đề phòng, ngăn chặn.

Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành một phong trào quần chúng rộng rãi… Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào như vậy. Đó là năm 1952 phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Năm 1963, Người phát động cuộc vận động: “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô - lãng phí - quan liêu”, gọi tắt là cuộc vận động 3 xây, 3 chống. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân, cũng có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành. Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng. Thực tiễn chứng minh những cuộc vận động đó đã mang lại kết quả rất lớn.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Kế thừa truyền thống tu dưỡng đạo đức tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh khẳng định việc tu dưỡng đạo đức là việc bền bỉ, thường xuyên, suốt đời như rửa mặt hàng ngày vậy. Người nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [43, tr.293]. Do không chú ý điều này cho nên có người lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm. Song đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu. Do đó, phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời như Người từng nói “một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [46, tr.547]. Người khẳng định tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng bởi theo Bác, đã là người ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu… vấn đề là dám nhìn thẳng vào sự thật khắc phục những cái không tốt. Người cũng

nhấn mạnh rèn luyện đạo đức phải gắn liền với hoàn cảnh thực tiễn trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm mỗi người để đem lại kết quả tốt. Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn và trong cuộc sống hàng ngày. Có sự rèn luyện công phu, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao.

Như vậy, đạo đức mới, đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh là kiểu đạo đức đối lập với các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Nó xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến luôn trói buộc nhân dân lao động cùng với những lễ giáo hủ bại, tôn ti trật tự hết sức hà khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cực đoan của giai cấp tư sản; trái ngược với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản kìm hãm con người trong những lợi ích riêng tư, tủn mủn cục bộ, hẹp hòi.

Đạo đức mới mà Hồ Chí Minh dày công xây dựng là nền đạo đức mang đậm bản chất giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Nó là kết tinh của tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với đạo đức mácxít.

Điểm chung giữa đạo đức mới và tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh

Có thể nói, giữa đạo đức mới (đạo đức cộng sản) và tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có một điểm chung, thống nhất, đó là: cùng mang lập trường của giai cấp công nhân, dựa trên ý thức hệ của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu xây dựng một đời sống đạo đức, chuẩn mực đạo đức mới cho giai cấp công nhân, cho toàn thể nhân dân lao động và cho toàn thể nhân loại.

Nét đặc thù của tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về một nền đạo đức mới mang bản chất của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát

triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam làm cho nền đạo đức mới của Việt Nam mang những đặc trưng riêng:

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp của những giá trị đạo đức mang tính dân tộc sâu sắc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại, trong đó đặc biệt là đạo đức Nho giáo. Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo (ví dụ như các phạm trù “Trung”, “Hiếu”, …), đưa vào những phạm trù đạo đức Nho giáo một nội dung mới, thổi vào đó luồng gió mới làm cho những phạm trù ấy được nâng tầm giá trị và phù hợp với thời đại.

- Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động. Thực tiễn cuộc đời Hồ Chí Minh hơn ai hết chính là người đã thực hành một cách tự nhiên nhất những chuẩn mực đạo đức mà giá trị của tấm gương đó có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, là người truyền bá những tư tưởng chuẩn mực đạo đức đó trong nhân dân không chỉ ở Việt Nam mà còn góp phần truyền bá tới nhân dân các nước trên thế giới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa những tư tưởng của nền đạo đức mới thành hệ giá trị chuẩn mực trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở hải phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức hồ chí minh. (Trang 25 - 30)