ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phương pháp giải bài tập về sóng dừng lớp 12 thpt (Trang 35 - 36)

- Công thức xác định sóng dừng tại một điểm bất kỳ:

9. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGHIỆM

9.1. Kết quả

Kết quả bài kiểm tra một tiết trước và sau khi áp dụng đề tài

Lớp Sĩ số Các làn điểm đánh giá 0-<3,5 3,5-<5 5-<6,5 6,5-<8 8-10 12A1( Năm học 2019-2020) 44 Trước 0 0 5 20 19 Sau 0 0 0 10 34 12A2( Năm học 2019-2020) 43 Trước 0 0 8 25 10 Sau 0 0 2 16 25 12A3(Năm học 2019-2020) 43 Trước 0 0 10 23 10 Sau 0 0 5 20 18 b) Nhận xét

Tại các lớp dạy và tôi áp dụng đề tài này, nhìn chung đa số học sinh hiểu rõ bản chất, biết cách phân loại, lựa chọn cách giải phù hợp với bài toán về sóng dừng. Đồng thời các em ít nhầm lẫn hơn trước khi áp dụng đề tài. Thậm chí các em trong đội tuyển HSG còn cảm giác thích thú làm bài tập phần sóng dừng hơn nhiều lúc trước. Các em cảm thấy say mê học Vật lý hơn so với trước.

Tôi nhận thấy cần thiết áp dụng cách phân biệt, áp dụng các kiến thức này nhiều hơn nữa trong dạy học Vật Lý lớp 12 phần bài tập sóng dừng.

Tại các lớp tôi đã áp dụng luôn đề tài, nhìn chung đa số học sinh hiểu rõ bản chất, biết cách phân loại, lựa chọn cách giải phù hợp với bài toán về sóng dừng . Với mục đích đề giúp học sinh THPT khi học Vật Lý lớp 12 nhất là phần

sóng dừng các em phải xác định rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của mảng kiến thức này giúp các em không ngại khó, ngại học. Tôi đã áp dụng đề tài: “Phương pháp giải bài tập về ‘sóng dừng”lớp 12-THPT. Để từ đó giúp học sinh học phần vật lý này tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hơn cho việc học sinh học phần bài tập này, tạo điều kiện thúc đẩy sự ham học hỏi chú ý nhiều hơn của học sinh ở mọi mảng kiến thức. Bởi kiến thức phần này nó cũng dùng để ôn thi THPT Quốc gia. Hơn nữa nếu học sinh trong đội tuyển HSG thì buộc phải biết lĩnh vực kiến thức này.

Chính vì vậy tôi cũng muốn qua đề tài này giúp học sinh khi học Vật lý không nên xem nhẹ bất kỳ kiến thức phần nào, bởi vì chúng đều liên quan đến nhau một cách logíc. Với ý tưởng đó khi tôi dạy kiến thức phần này ở một số lớp thi khối A, A1 tôi đã dạy thử nghiệm như cách nêu trong đề tài thì thấy học sinh đã nắm vững kiến thức hơn và hoàn toàn chủ động, có vẻ tư duy mạch lạc hơn, ít nhầm lẫn hơn. Thậm chí các em còn thấy được ý nghĩa của mảng kiến thức này hơn, khi bước chân vào ôn thi THPT Quốc gia tôi chắc chắn rằng các bài tập ôn thi THPT Quốc gia khi gặp các bài nâng cao của phần này các em cảm thấy bình thường hơn.

Bên cạnh đó để áp dụng tốt đề tài này tôi đã kiểm tra kiến thức phần này của học sinh trong đội tuyển HSG thì thấy các em hầu như ít nhẫm lẫn. Đồng thời còn thấy xuất hiện khả năng say mê học Vật lý hơn. Thể hiện ở chỗ là kết quả ngay ở phần này trước và sau khi áp dụng đề tài đã thấy có tiến bộ rõ dệt. Không những thế mà kiểm tra khảo sát chuyên đề của các em lần sau cao hơn lần trước.

Qua đó ta thấy vấn đề này khi áp dụng dạy cho học sinh không chuyên mang tính khả thi. Bên cạnh đó còn mang lại cho học sinh đam mê học tập môn Vật Lý hơn nữa. Chính vì vậy theo tôi thấy các bạn nên tạo thói quen cho học sinh là học các phần kiến thức kĩ lưỡng, tỉ mỉ, không nên cho là phần kiến thức theo cách tủ, và theo một thói quen của dạng bài tập, nếu làm như vậy khi đi thi Đại học sẽ dễ bị nhầm lẫn và khó có điểm cao.

Trên đây là một sáng kiến nho nhỏ của tôi trong việc dạy học Vật lý và mong sự góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp cho sáng kiến được tốt hơn nữa giúp tôi có điều kiện phát huy hơn nữa khả năng chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phương pháp giải bài tập về sóng dừng lớp 12 thpt (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)