PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học lê lợi – cưmgar – đăk lăk (Trang 29 - 33)

1. Kết luận:

Dòng thời gian cho thấy kĩ năng sống không phải là thứ bẩm sinh hoặc tạo hóa ban cho hoặc chờ đợi người khác mang đến, mà con người sẽ chỉ có được nó qua quá trình đầu tư học vấn, mở mang kiến thức và được trải nghiệm qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng của con người trong suốt cuộc đời.

Từ xa xưa, cha ông ta đã quan niệm đi học trước hết phải là học làm người, sau đó mới học để làm việc. Với trẻ em, giáo dục đạo đức (hình thành nhân cách) và hình thành kĩ năng sống (bồi dưỡng nhân tài) là quá trình giáo dục lâu dài, bền bỉ, cần được uốn nắn hằng ngày trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội. Bởi vậy, phải có chiến lược quốc gia về giáo dục đạo đức học sinh, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài tư đơn giản đến phức tạp để học sinh có được những hành vi đúng, hướng đi đúng, đáp ứng được yêu cầu về giá trị người học tích cực, giá trị nhân ccahs người lao động mới, người công dân mới trong thời kì hội nhập toàn cầu.

Trên đây là nội dung của toàn bộ đề tài sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk” Trong khuôn khổ hơn hai mươi trang của đề tài, tôi đã tập trung làm rõ các khái niệm, mục đích và tiêu chí của kĩ năng sống, đề tài cũng đã nêu lên các thuận lợi, khó khăn cũng như các thực trạng của việc giáo dục

kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trường tiểu học Lê Lợi nói riêng. Phần trọng tâm của đề tài là đề ra các biện pháp, giải pháp và phương hướng thực hiện các giải pháp, biện pháp đó.

Với các nội dung nghiên cứu trên đây, đề tài đã nghiêm túc nhìn nhận và chỉ ra các nội dung trọng tâm, trọng điểm của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Đề tài chỉ ra được cái đã làm được và cái chưa làm được,đề xuất biện pháp và ứng dụng vào trong thực tế.

2.Kiến nghị:

Qua việc thực hiện đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lak bản thân là người quản lí, trực tiếp tham gia vào công tác chỉ đạo, kiểm tra nên phần nào thấy được các thành công cũng như hạn chế của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Dựa trên tình hình thực tiễn đó, xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị như sau.

1/ Đối với nhà trường:

Tạo ra nhiều hơn nữa những sân chơi phù hợp với lứa tuổi học đường để các em được sống trong cảm giác hồn nhiên và hình thành nên những tình cảm tích cực, có lợi cho cuộc sống

Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường- gia đình- và các tổ chức xã hội trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Cần kết hợp đào tạo kĩ năng sống với các điều kiện bổ sung chính sách phát triển môi trường tâm lí xã hội thuận lợi. Nhà trường cần nghiêm túc phát triển mạnh hơn, nhân rộng hơn những phong trào “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, “nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch’, “trường học thân thiện, học sinh tích cực...để xây dựng mô hình nhà trường sáng tạo và đổi mới. Nhà trường cần cố gắng nghiên cứu xây dựng phòng tư vấn học đường trong trường hợp lí và giao cho ban tư vấn tổ chức hoạt động. Thành phần tổ tư vấn ấy có thể bao gồm: giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách đội...

2/Đối với các cấp quản lí:

Để công tác chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được có kết quả cao hơn, trên thực tế, các cấp quản lí cần coi đây như là một nội dung trọng điểm để thực hiện, đề ra các văn bản chỉ đạo, đề xuất các khung chương trình, nội dung thực hiện...và thường xuyên có sự kiểm tra giám sát...

Bên cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo hình thức liên trường để qua đó các trường, giáo viên và học sinh có cơ hội tham gia giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Các cấp quản lí cần có sự kiểm tra, khen thưởng, đánh giá và động viên kịp thời những cơ sở có kết quả tốt, đồng thời lựa chọn những cơ sở xuất sắc để xây dựng những mô hình trọng điểm, cho các đơn vị khác học tập.

Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỷ năng sống cho học sinh tại trường tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk. Do trình độ lý luận và năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân còn nhiều hạn chế nên sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các đồng chí đồng nghiệp./.

Quảng Phú, ngày 15 tháng 3 năm 2017

Người viết

Nguyễn Thị Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học (tài liệu dùng cho giáo viên), nhà xuất bản Giáo dục.

2. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng phương pháp dạy học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

3. Hiệu trưởng trường phổ thông với vấn đề giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí, bộ giáo dục và đào tạo, nhà xuất bản đại học sư phạm.

4. Tài liệu tập huấn công tác xã hội và công tác xã hội trong nhà trường. 5. Lí luận dạy học hiện đại, Phó giáo sư: Đinh Thị Ngọc Oanh, nhà xuất bản Đại học sư phạm.

MỤC LỤC

NỘI DUNG SÁNG KIẾN TRANGI. PHÂN MỞ ĐẦU I. PHÂN MỞ ĐẦU

1 . Lý do chọn đề tài. 1

2 . Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học lê lợi – cưmgar – đăk lăk (Trang 29 - 33)