Biện pháp10: Nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé ( 3 4 tuổi ) (Trang 27)

II. GIẢI QUYẾT VẤ ĐỀ

3. Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé (3 4 tuổi )

3.10. Biện pháp10: Nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần

Trẻ mẫu giáo bé với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh. Có một đặc điểm mà tôi cũng như bất cứ đồng nghiệp nào cũng có thể dựa vào đó để rèn tính mạnh dạn tự tin cũng như ý thức trẻ, đó là trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng rất thích được cô khen và rất sợ bị chê.Trẻ thường tư duy bằng hình tượng, nên việc giáo dục cho trẻ bằng phương pháp hình tượng có tác dụng rất lớn. Đặc điểm của trẻ nhỏ là hay bắt chước những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy, cô giáo, cha mẹ cần dựa vào những đặc điểm này để bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức cho trẻ.

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý này, tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử dụng khen, chê đúng mực. Việc khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, tuy nhiên không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung. Tôi thường khen những gương tốt trước tập thể để trẻ bắt chước.

Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp, đi học biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè, hay giơ tay phát biểu…trước tập thể lớp. Ngay hôm sau, tôi thấy có nhiều cháu đi học biết chào hỏi cô, ăn mặc sạch sẽ, không khóc nhè, hay giơ tay phát biểu vì cháu bắt chước bạn để được cô khen.

Còn khi chê trẻ không chê chung chung, nhưng cũng phải tìm cách chê thật khéo léo. Không chê trước tập thể lớp mà phải gần gũi, ân cần, nhắc nhở, góp ý riêng với trẻ để trẻ không vì xấu hổ mà có ý nghĩ không muốn đi học.

Khi chê một cháu trong giờ học cô gọi lên trả lời không lên, kết thúc giờ học tôi nêu gương khen một số trẻ mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu, trả lời rõ ràng. Còn những trẻ chưa ngoan tôi chỉ nhắc nhở, phê bình chung chung. Nhưng sau giờ học đó vào hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi sẽ gần gũi nhắc nhở cháu, trao đổi với cháu bằng những câu hỏi; con thấy hôm nay bạn Minh phát biểu có mạnh dạn tự tin không? (Có ạ ) Còn con không lên trả lời ? Như thế đã con đã mạnh dạn tự tin chưa? (chưa ạ). Từ đó tôi dặn trẻ: Bạn Minh hôm nay rất mạnh dạn tự tin giơ tay phátt biểu được cô khen và cô sẽ thưởng bạn một bông hoa bé ngoan đấy! hôm sau con hãy học tập bạn để được cô khen và thưởng hoa bé

Với cách làm này tôi giúp trẻ nhút nhát thụ động, mạnh dạn hơn với mọi hoạt động trong ngày. Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng hoa bé ngoan” khi trẻ được lên cắm bông hoa trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quả vì sao mình được lên cắm hoa cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm hoa bé ngoan với trẻ: Chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi hoạt động trong lớp học biết tự phục vụ bản thân, nói to rõ rang…

Ví dụ: Đối với Ánh Dương – một bé nhút nhát thì tiêu chí đánh giá chăm giơ tay phát biểu trong mọi hoạt động, giao tiếp với cô và bạn bè mạnh dạn cởi mở. Hay đối với bé Linh Anh nói nhỏ, ít giơ tay phát biểu thì bé phải khắc phục được nhược điểm đó mới được cắm hoa bé ngoan,trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự nguyện phấn đấu để cuối ngày được lên cắm hoa từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các trong các hoạt động trong ngày dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ.

3.11. Biện pháp 11: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ:

Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng mầm non mới… dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm.

Dựa vào những thực tế đó tôi thấy việc tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. Qua công tác chăm sóc và áp dụng thực tế, bản thân tôi thấy công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ có tác dụng rất lớn. Nếu làm tốt được điều này sẽ tạo được sự

thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.

Để thực hiện tốt việc rèn luyện mạnh dạn tự tin cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh. Qua buổi họp này, tôi đã thông qua lịch sinh hoạt hằng ngày của các cháu ở trường cũng như một số quy định riêng của lớp.

Tôi đã xây dựng góc tuyên truyền ở cửa lớp để phụ huynh dễ nhìn, dễ cập nhật. Ngoài ra tôi thường trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ về tình hình của trẻ ở lớp, và những đặc điểm riêng của trẻ.

Qua đó, gia đình sẽ biết được tình hình của trẻ ở lớp. Và qua gia đình, giáo viên có thể nắm bắt được tính nết của trẻ ở nhà, từ đó tim ra các biện pháp tác động đến trẻ có hiệu quả.

Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của trẻ, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà.

Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên.

Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với ban phụ hunh của lớp và phối kết hợp cùng với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, để phụ huynh có nhận thức và hiểu sâu sắc về công việc của giáo viên hàng ngày ở lớp. Tôi đã mời cha mẹ trẻ đến dự giờ các tiết học của các con trên lớp và các hoạt động của trẻ ở trường. Qua đó cha mẹ vừa có một sự đánh giá về công việc hàng ngày của cô, các hoạt động một ngày của con ở trường cũng như sự nhận thức và tiếp thu của con mình đến đâu để từ đó có sự giáo dục tốt nhất.

Qua thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

Có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tôi nhận thấy thu được kết quả rất tốt: các cháu tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt rất tốt, các bài tô vẽ có tiến bộ hơn rất nhiều về tô màu cũng như phối kết kết hợp màu sắc, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn, phụ huynh thì quan tâm đến đến con em mình nhiều hơn giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con trên lớp.

Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có tính mạnh dạn tự tin với những người xung quanh.

Hình ảnh góc: Tuyên truyền

4. Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp

Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:

4.1 . Về trẻ

Sau một năm áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các cháu của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết

nhau hơn, không những thế các bé còn mạnh dạn giao lưu với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự, với các bé “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Và tôi đã tiến hành khảo sát lại, thu được những kết quả sau đây.

* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp đạt được cụ thể như sau:

Thời gian Nội dung

Đầu năm Cuối năm

Trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ chưa đạt Tỷ lệ % Trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ chưa đạt Tỷ lệ % Tính mạnh dạn tự tin 20 50% 20 50% 38 95% 2 5% Dám làm điều mình nghĩ 17 43% 23 57% 37 93% 3 7% Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh 14 35% 26 65% 38 95% 2 5% Biết bày tỏ cảm xúc của mình với người khác 8 20% 32 80% 37 93% 3 7%

Bảng khảo sát trẻ ( Đầu năm và cuối năm)

Với kết quả trên cho thấy. Qua quá trình áp dụng Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ” nêu trên tôi nhận thấy các kỹ năng của trẻ cuối năm so

với đầu năm tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:

- 95% trẻ mạnh dạn tự tin. ( Tăng so với đầu năm là 45%.)

- 93% trẻ dám làm điều mình nghĩ. ( Tăng so với đầu năm là 50% )

- 95% trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh ( Tăng so với đầu năm 60 %)

- 93 % trẻ biết bày tỏ cảm xúc của mình với ngườ khác (Tăng so với đầu năm 73% )

4.2. Về bản thân

Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin

- Đưa các biện pháp kết hợp lồng ghép vào các hoạt động và các môn học để rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin

- Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục thường xuyên lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ.

- Quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng của từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.

- Cô luôn luôn gần gũi, thân thiện, cởi mở, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:

Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền để cho trẻ phát triển nhân cách, là tiền để giúp trẻ trở thành những con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà trẻ sẽ hòa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ mầm non cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song, lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.

Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình

2. Bài học kinh nghiệm

Sở dĩ có được sự thành công trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Việc dạy bé tính mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú, những em bé với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực: Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo.

- Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng mạnh dạn tự tin. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho trẻ .

- Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ tính “Mạnh dạn tự tin”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tính mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người

- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé ( 3 4 tuổi ) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)