Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân CHỦ dân tộc NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN PHÁT TRIỂN lên CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 37 - 43)

II. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ 10-1930 đến tháng 5-1941:

3.1.1.Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam

Năm 1950, tình hình trong nước và thế giới có những chuyển biến to lớn. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được những thắng lợi quan trọng trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, v.v.. Nhân dân ta đang nô nức "tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công" . Thực dân Pháp lâm vào thế suy yếu và lúng túng. Đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp với âm mưu can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1-10-1949 làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng giữa phe dân chủ và phe đế quốc, Việt Bắc trở nên liền một dải với Bắc Kinh và Mátxcơva. Nhân dân ta có điều kiện thuận lợi nhận sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trước tình hình mới và để đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng. Hội nghị tiến hành tại Việt Bắc từ ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950.

Do bận công tác đối ngoại1, không thể tham dự Hội nghị được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Hội nghị, trong đó Người "có vài ý kiến" gửi cho các đồng chí đại biểu. Người viết: "Xét tình hình trong nước và ngoài nước, thế lực của ta và của địch, năm nay là năm cuộc kháng chiến của ta chuyển biến lớn... Nhiệm vụ của năm mới là: hoàn thành việc chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công.

Thời cơ có lợi cho ta, nhưng khó khăn của ta còn nhiều. Tổng phản công là một việc lớn. Chúng ta chỉ có thể tổng phản công thắng lợi, nếu chúng ta chuẩn bị đầy đủ,

khắc phục mau chóng những nhược điểm, phát triển mau chóng những ưu điểm". Người khẳng định rằng năm 1950 sẽ là năm đại thắng lợi nếu ta làm trọn được những công việc trước mắt như sau: giữ vững khối đại đoàn kết của dân tộc; tích cực xây dựng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương; đánh mạnh vào lực lượng vật chất và tinh thần của địch; động viên lực lượng toàn dân, tổ chức và vũ trang nhân dân rộng rãi ở vùng tự do cũng như vùng bị tạm chiếm; liên lạc hành động với nhân dân Pháp và các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới... Người còn căn dặn: “Riêng về Đảng, các đồng chí hãy kiểm

37

thảo sự lãnh đạo của Đảng về chính trị và tổ chức, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong Đảng, tổ chức việc học tập lý luận và sửa đổi lối làm việc, để cho Đảng ta thành một lực lượng rất mạnh, đưa dân tộc đến bước thành công". Hội nghị đã thảo luận các báo cáo sau đây:

- “Hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công” do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh trình bày;

- "Nhiệm vụ quân sự trước mắt chuyển sang tổng phản công” do đồng chí Võ Nguyên Giáp trình bày;

- “Công tác mặt trận và dân vận trong năm chuyển mạnh sang tổng phản công"

do đồng chí Hoàng Quốc Việt trình bày;

- "Phải kiện toàn chính quyền cộng hòa nhân dân để tổng phản công và kiến thiết chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam” do đồng chí Phạm Văn Đồng trình bày.

Hội nghị nhất trí với các báo cáo được trình bày tại Hội nghị và thông qua Nghị quyết của Hội nghị Về việc chuyển mạnh sang tổng phản công.

Đánh giá tình hình hai năm 1948 - 1949, Nghị quyết chỉ rõ: Ta càng đánh, càng mạnh, chính quyền nhân dân càng thêm vững chắc, tinh thần quân và dân ta càng cao, các lực lượng hòa bình và dân chủ thế giới càng ủng hộ nhiệt liệt; nhưng đồng thời càng thấy rõ mấy nhược điểm lớn: thiếu vũ khí nặng, thiếu quân chính quy, thiếu cán bộ, kinh tế và văn hóa phát triển chậm so với quân sự và chính trị. Địch được Mỹ - Anh giúp đỡ nhiều, nhưng quân đội viễn chinh bị sút kém về tinh thần, gặp khó khăn về tiếp tế, về bổ sung quân số, lại phải bố trí phân tán. Địch còn gặp hai khó khăn lớn ngay bên nước Pháp là: tài chính Pháp ngày một quẫn bách và phong trào phản chiến của nhân dân Pháp ngày càng cao.

So sánh thế lực giữa ta và địch, Hội nghị khẳng định: Thế của ta mạnh hơn địch vì: nội bộ địch lủng củng, còn toàn dân ta đoàn kết kháng chiến; hậu phương địch lung lay còn hậu phương ta vững và rộng, cơ sở của ta phát triển cả trong vùng tạm bị chiếm; địch bị phụ thuộc vào Mỹ - Anh, đồng thời mâu thuẫn với Mỹ - Anh, còn ta được lực lượng hòa bình, dân chủ thế giới, kể cả nhân dân Pháp nhiệt liệt ủng hộ, nhất là từ khi cách mạng Trung Quốc thành công, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

38

Lực của ta hiện còn kém địch về vật chất, nhưng hơn địch về tinh thần. Song lực lượng vật chất của ta có cơ phát triển mau, lực lượng vật chất của địch cũng có thể phát triển nữa nhưng không bù lại được lực lượng tinh thần của chúng sa sút mau chóng.

Thế và lực có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Thế mạnh có thể chuyển thành lực mạnh. Ta cần phải nhân đà tiến bộ, tích cực phát huy khả năng của ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, triệt để lợi dụng sự lúng túng và nhược điểm của địch, làm cho thế lực của ta lớn mạnh hơn "gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công trong năm 1950 này”, "để trong năm 1950 ta có thể chuyển sang tổng phản công được".

Nghị quyết chỉ rõ: tổng phản công là phản công trong cả một giai đoạn chiến lược theo một kế hoạch chung cho chiến trường Đông Dương, là phản công từng đợt cho tới khi địch hoàn toàn thất bại, ta hoàn toàn thắng lợi. Muốn chuyển sang tổng phản công thì ta phải chiếm ưu thế về quân sự trên chiến trường chính (Bắc Bộ), trong khi ở các chiến trường khác, ta phải đủ sức kiềm chế địch. Phương châm chiến lược của ta trong cả giai đoạn tổng phản công là: vận động chiến đóng vai trò chủ yếu, du kích chiến và trận địa chiến đóng vai trò bổ trợ. Giai đoạn tổng phản công sẽ gay go nhất vì là giai đoạn quyết định thắng bại cuối cùng. Tình hình có khả năng diễn biến: giai đoạn tổng phản công có thể kéo dài, vì bọn đế quốc Mỹ - Anh tích cực can thiệp vào vấn đề Đông Dương, song cũng có thể rút ngắn nếu lực lượng dân chủ thế giới phát triển vượt bực và tích cực giúp đó ta, nếu song song với những thắng lợi của ta, những thắng lợi của lực lượng hòa bình, dân chủ ở Pháp làm cho nội tình nước Pháp rối loạn, quân đội thực dân Pháp ở Đông Dương tan rã. Dù sao ta cũng phải chuẩn bị đối phó với mọi tình thế khó khăn, đồng thời ra sức cố gắng để rút ngắn giai đoạn tổng phản công.

Nghị quyết đề ra chương trình công tác gồm 10 điểm nhằm gấp rút hoàn thành việc chuẩn bị để chuyển sang tổng phản công trong năm 1950. Mười điểm đó là những việc cốt yếu và cấp bách thuộc các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế - tài chính, văn hóa - xã hội và xây dựng Đảng.

Ngày 4-7-1950, Ban Thường vụ Trung ương ra Thông tri sửa lại những chữ trong Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ ba vì "Trung ương không muốn đóng khung việc chuyển sang tổng phản công trong năm 1950".45

45Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.11, tr.17-219, 473.

39

Đến năm 1951, năm thứ sáu của cuộc kháng chiến, thế và lực của chiến tranh nhân dân có sự phát triển vượt bậc. Sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy kháng chiến mau tới thắng lợi hoàn toàn.

Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông thương quốc tế; lực lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn, phức tạp.

Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho trên 76 vạn đảng viên. Trong mười ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ của Đảng, các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế tài chính, văn nghệ nhân dân. Theo sáng kiến của những người cộng sản Việt Nam, được những người cộng sản Lào và Campuchia nhất trí tán thành, Đại hội quyết định: Do nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đảng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

Sau Diễn văn khai mạc của Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội của Trường Chinh, Báo cáo về to chức và Điều lệ Đảng của Lê Văn Lương...

Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày (chiều ngày 11-2) là một văn kiện có giá trị thực tiễn và lý luận to lớn. Báo cáo tổng kết những kinh nghiệm phong phú của Đảng trong hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng, vạch ra những phương hướng, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Báo cáo khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài vì độc lập thống nhất, dân chủ của Đảng là

40

đúng đắn, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhất định thắng lợi. Báo cáo nêu hai nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là:

Một: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Hai: Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. Các nhiệm vụ khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ cấp bách đó. Báo cáo chỉ rõ, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và các tổ chức quần chúng đẩy mạnh thi đua yêu nước, thi hành chính sách ruộng đất ở vùng tự do, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, thành lập Mặt trận thống nhất Việt - Lào - Campuchia, đoàn kết quốc tế.

Về tổ chức Đảng, Báo cáo khẳng định: "Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam".

Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày (ngày 12-2) phân tích một cách hệ thống và sâu sắc toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về các chính sách của Đảng và về Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo phân tích xã hội Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, nêu rõ xã hội Việt Nam chứa chất nhiều mâu thuẫn, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn chính là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, trừ diệt bọn phản quốc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhiệm vụ phản đế và phản phong có mối quan hệ khăng khít, nhưng trọng tâm của cách mạng giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc.

41

Trên cơ sở nhiệm vụ cách mạng, thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội, Báo cáo nêu rõ sự sắp xếp lực lượng cách mạng như sau: lực lượng cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc, chủ yếu là công nhân và nông dân. Lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân. Báo cáo chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Căn cứ tình hình, nhiệm vụ, tính chất cách mạng, Báo cáo vạch ra 12 chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng được Đại hội thảo luận và đúc kết một cách khái quát trong Chính cương Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội thảo luận và nhất trí thông qua Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Căn cứ trách nhiệm mới của Đảng là lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo chiến tranh cách mạng, số lượng đảng viên đã phát triển, Điều lệ của Đảng Lao động Việt Nam có nhiều điểm sửa đổi so với Điều lệ năm 1935. Điều lệ mới quy định thời hạn dự bị của đảng viên xuất thân công nhân từ 2 tháng lên 6 tháng, của đảng viên xuất thân trung nông và tiểu tư sản từ 4 tháng lên 1 năm.

Về nhiệm vụ đảng viên, ngoài nhiệm vụ số 1 là thực hiện nghị quyết, chính sách của Đảng, Điều lệ mới bổ sung thêm nhiệm vụ hết lòng phục vụ quần chúng, học hỏi, giáo dục quần chúng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình; gương mẫu trong mọi công tác cách mạng. Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng phân tích kỹ vấn đề mở rộng dân chủ, tăng cường tập trung và phát triển phê bình, tự phê bình trong Đảng.

Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Chính cương Điều lệ và Tuyên ngôn của Đảng. Đại hội quyết địnhsẽ thành lập những tổ chức cách mạng phù hợp hoàn cảnh Lào và Campuchia. Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các tổ chức cách mạng Lào và Campuchia lãnh đạo kháng chiến của hai dân tộc ấy giành thắng lợi cuối cùng. Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng do Đại hội bầu ra gồm 29 đồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng. Bộ Chính trị do Trung ương bầu gồm 7 ủy viên chính thức: đồng

42

chí Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, một ủy viên dự khuyết là đồng chí Lê Văn Lương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân CHỦ dân tộc NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN PHÁT TRIỂN lên CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 37 - 43)