NHỮNG BÃI BIỂN ĐẸP NINH THUẬN

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh du lịch phan rang - nha trang - đà lạt (Trang 30 - 65)

Vịnh Vĩnh Hy - nối rừng và biển

Chỉ cách thị xã Phan Rang chưa đầy 40 km về phía đông bắc, nhưng làng chài Vĩnh Hy thuộc huyện Ninh Hải lại được ví như nơi sơn cùng thủy tận của tỉnh Ninh Thuận. Cạnh đó là ốc đảo Vĩnh Hy quyến rũ bởi địa thế hiểm trở, một mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn.

Khởi hành từ thị xã Phan Rang theo tỉnh lộ 702, du khách sẽ luồn qua những cung đèo xuyên rừng mai và khộp lá vàng, đặc trưng cho khí hậu khô nóng miền cực nam. Đâu đó một làng chài ẩn hiện, xóa tan sự tĩnh mịch của núi rừng

Chuyến đi bắt đầu với cuộc thám hiểm vịnh Vĩnh Hy. 30.000 đồng cho một chiếc thuyền nhẹ, chở được 4 người. Chèo thuyền men theo vách núi ăn ra sát biển, khách sẽ thăm thú được toàn bộ vịnh. Giữa làn nước trong xanh tĩnh lặng, từng đàn cá cơm bạo dạn bơi lội quanh thuyền. Xa xa về phía nam là những doi cát chạy dài, ôm cong bờ biển.

Sau khi thám hiểm, du khách có thể thả mình trong bãi tắm hoang sơ, vắng vẻ hoặc vào làng chài và tìm hiểu sinh hoạt của họ với những nghề làm mắm, hấp cá và cùng ngư dân kéo lưới. Tại đây luôn có hải sản tươi sống, vừa từ ngoài khơi trở về, được bán với giá cực kỳ rẻ.

Đi tắm biển Bà Điên: Đến với Phan Rang, ngoài các điểm tham quan quen thuộc như tháp Chàm Po Long Giai, bãi biển Ninh Chữ, đồi cát Nam Cương, vườn nho... nay thêm một điểm du lịch đầy thú vị và gây ấn tượng với du khách: du thuyền trên vịnh Vĩnh Hy, ngắm san hô và tắm biển Bà Điên.

Ra vịnh là vào buổi sáng khí trời rất dễ chịu, thích hợp cho chuyến du ngoạn trên sông nước. Đi xe đến nơi neo thuyền, đoạn đường khoảng hơn 30 km, mỗi chiếc thuyền máy có thể chở được 20 - 25 người đi thẳng ra bãi tắm Bà Điên. Nguồn gốc của tên bãi tắm bắt nguồn từ chuyện người vợ trẻ chờ chồng đến hóa điên và chết. Cảnh trên vịnh hiền hòa, thơ mộng sẽ là phông nền cho những bức ảnh đẹp chụp từ nhiều góc độ. Đây là bãi tắm ít có bàn tay con người can thiệp vào, thích hợp với những ai muốn tìm về với thiên nhiên, tìm về khoảng trời trong lành yên tĩnh. Chỉ có đá, cát, sóng biển và... bạn. Chưa có dịch vụ thuê dù, ghế, tắm nước ngọt hay bán thức ăn đồ uống. Do đó, nếu bạn muốn ở đây lâu một chút thì nên chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết. Người dân rất hiền và thân thiện, họ vui vẻ cởi mở khi tiếp xúc.

Đi thuyền ngắm biển: Mỗi hành khách khi lên thuyền được phát một chiếc áo phao, khi đến nơi tôi ngỏ ý hỏi mượn chiếc áo phao này để mặc luôn xuống tắm biển, anh lái tàu vui vẻ cho cả đoàn mượn (vì hầu hết không biết bơi, nhưng ai cũng muốn được ra xa mà vẫy vùng với nước). Nước biển trong và mát hơn bất kỳ bãi biển nào mà tôi đã được đến. Tôi dám chắc với bạn rằng, ngâm mình trong làn nước biển trong xanh dưới tiết trời hanh hanh nắng tại đây cả giờ, bạn cũng sẽ không hề chán.

đông sẽ tách làm nhiều đợt. Qua lớp kính dưới đáy thuyền, từng rặng san hô đủ màu sắc đủ hình dạng hiện ra, chúng rõ như thể tôi nhìn thấy chúng ở tầm xa chỉ vài ba mét. Một thế giới lung linh huyền ảo đẹp đến mức làm tôi phải nghĩ những câu chuyện về thủy cung có long vương, công chúa thủy tề mà bà kể khi xưa là có thật. Người lái thuyền sẽ tắt máy, để thuyền trôi tự do giữa biển một đoạn vài chục mét, kéo dài thời gian cho những du khách đang mải mê trầm trồ, chiêm ngưỡng kỳ quan dưới nước mà thiên nhiên ban tặng. Và điều thú vị hơn cả, là chính lúc đang được ''trôi tự do'' trên biển này đây, một tốp thanh niên đã quyết định tìm cảm giác mạnh bằng cách nhảy xuống, ở giữa biển - dù chỉ vài phút là cũng thích thú lắm rồi. Với những chiếc áo phao an toàn trên người, chúng tôi không sợ gì nữa, thế là, từng người nhảy ùm xuống nước, tha hồ vẫy vùng hò reo trong làn nước trong mát. Người chưa dám xuống thì mang chút tò mò chút sờ sợ, đến khi nhảy xuống rồi thì thích đến nỗi không muốn quay lên. Khi leo lên thuyền để trở lại bãi tắm, ai trong chúng tôi cũng mang cảm giác tiếc nuối, nhìn những chú cá tung tăng giữa biển khơi mà lại thèm được giống như thế.

Thuyền chở chúng tôi quay về bãi tắm Bà Điên và đón một tốp 20 người khác ra vịnh. Trong khi chờ đợi, chúng tôi tiếp tục tắm biển, chơi những trò chơi trên biển. Một số người tha thẩn thả bộ dọc đường biển, chụp hình trên những bãi đá, bãi cát vàng mịn... tóm lại là dù cảnh thiên nhiên nơi đây hoang sơ nhưng vẫn là một bức tranh sơn thủy hài hòa đáng để chúng ta lưu lại những bức ảnh đẹp. Sau khi mọi người trong đoàn đều ra vịnh ngắm san hô về, chúng tôi bắt đầu thu dọn đồ đạc lên tàu trở về đất liền, bằng một chiếc thuyền du lịch khác.

Một buổi sáng trên vịnh Vĩnh Hy thật sự đã để lại trong tôi biết bao điều thú vị khó quên. Trong một ngày gần nhất, nếu có dịp, chắc chắn tôi sẽ trở lại đây lần nữa. Khi đến Phan Rang -Ninh Chữ bạn đừng bỏ qua điểm du lịch hấp dẫn này, bạn sẽ có được một chuyến đi trọn vẹn niềm vui, thú vị tại vùng đất của nắng, gió và cát...

Bãi tắm Ninh Chữ: Cách thị xã Phan Rang 5 km về phía đông (theo hướng đường Ngô Gia Tự kéo dài xuống Ninh Hải) thuộc địa phận xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải. Bãi biển Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, có chiều dài 10 km, bờ biển hình vòng cung bằng phẳng, xung quanh là rừng dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú... rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng ấm quanh năm. Tại đây có khách sạn quốc tế Ninh Chữ (2 sao) của công ty du lịch Ninh Thuận và các dịch vụ khác phục vụ du khách.

Biển Cà Ná quyến rũ: Nhiều hướng dẫn viên du lịch nói vui, Cà Ná như một cô gái thật đa tình, quyến rũ biết bao lữ khách trên con đường thiên lý Nam - Bắc. Còn các nhà làm du lịch xem Cà Ná là điểm dừng chân tắm biển, ngắm cảnh, ẩm thực khá lý tưởng cho du khách.

Biển một bên, núi một bên: Nếu như lộ trình từ thành phố Phan Thiết đến Cà Ná dài 114 km, qua hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong đầy nắng gió khô cằn, thì đến đoạn giáp ranh Bình Thuận - Ninh Thuận bất chợt biển Cà Nà hiện ra bao la, du khách phải trầm trồ quá đẹp và không ai có thể làm ngơ với cảnh đa tình như thế. Còn các bác tài xế tuyến đường Nam - Bắc đến đây dường như cũng cho xe chạy chậm hơn, rồi mở toang lồng ngực để tận hưởng gió từ đại dương thổi vào mát rượi.

Ít bờ biển nào ở Việt Nam đẹp kỳ lạ như khu vực biển Cà Ná. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non, cộng với các tuyến đường giao thông uốn luợn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục. Một điều đặc biệt, nếu đứng ở độ cao nào đó du khách sẽ thấy, ở đây có đoạn biển chỉ cách đường bộ 5 mét, đường bộ cách đường sắt 5 mét, đường sắt cách núi cũng 5 mét.

Các nhà kinh doanh du lịch đánh giá, Cà Ná có đủ các yếu tố lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch leo núi, khám phá, du lịch biển, hải đảo. Nước biển Cà Ná xanh thẳm. Chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, ở độ sâu chỉ từ 1-1,5 mét, du khách đã thấy được các rạn san hô rất đẹp. Bãi tắm ở đây lài ra xa, cát trắng tinh anh, sạch sẽ. Người ta nói những ghềnh đá hoa cương đã điểm xuyết cho nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, hang Giếng Lục, như trêu chọc những ai thích phiêu lưu vào hang động.

Hòn Lao Câu (hay còn gọi hòn Rau Câu, thuộc tỉnh Bình Thuận) nằm cách Cà Ná chừng 10 km về phía nam. Ốc đảo nguyên sơ này có nhiều loài chim và hải sản quý, đặc biệt là loại ốc nhảy rất ngon. Hằng năm ở đảo, ngư dân còn tổ chức lễ hội cầu ngư, thu hút hàng trăm người từ đất liền ra thăm đảo. Hiện nay công ty du lịch Bình Thuận và khách sạn Cà Ná, Hải Sơn đã tổ chức đưa khách ra hòn Lao Câu, câu cá, cắm trại hay ngủ qua đêm.

Tháp PôRôme

PôRômê là vị vua cuối cùng của triều đại Chămpa. Ông bị chúa Nguyễn bắt vào năm 1651. Nếu tháp Hòa Lai là công trình của buổi bình minh của nghệ thuật Chăm, thì tháp Pôrôme là ngôi tháp cuối cùng bằng gạch và cũng là ngôi tháp lớn cuối cùng của vương triều Panduranga. Tháp xây dựng vào thế kỷ thứ 16 tại làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước trên một ngọn đồi cao 50 mét.

Tháp nhô, hình vuông, cao 8 mét, gồm ba tầng mái mỗi tầng có bốn tháp góc, các góc trang trí hình ngọn lửa và đỉnh tháp là búp sen bằng đá, trong tháp thờ tượng vua Pôrôme dưới dạng thần Shiva tám tay. Trước đây, còn có tượng hoàng hậu ở bên cạnh, nhưng đã bị đánh cắp. Tượng bà hoàng thứ hai ở gian phía sau cũng vậy. Tuy công trình không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ khác, tháp Pô Rome vẫn là một kiến trúc đầy ấn tượng. Sau con đường dài qua những làng Chăm im lìm, từ xa, ngọn tháp nổi bật trên đỉnh đồi. Leo thang những bậc đá dài, thẳng tắp đến bên chân tháp. Không gian bao la, im vắng, không một âm thanh dù chỉ tiếng lá rơi. Ngọn tháp đứng trầm tư thời gian như dừng lại. Cảm giác thật là lạ, nhất là nghe chợt nhớ về thành phố náo nhiệt, ồn ào.

Tháp Chàm PoK'luang Garai

Trong di sản văn hoá người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ, thành quách, bia kí…Hầu hết từ Miền Trung cho đến Tây Nguyên, nơi nào có người Chăm sinh sống thì họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng đền tháp đối với người Chăm. Thế nhưng hiện nay, trong tổng số khoảng 250 di tích đã được người Pháp thống kê, chỉ còn 20 nhóm đền tháp với 40 công trình còn tạm đứng vững.

Theo bi kí cho biết, ngay vào thế kỉ thứ V – VII người Chăm đã xây dựng đền tháp để thờ thần. Trước đó, tại thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam – Đà Nẵng) người ta đã tìm được dấu vết một ngôi đền bằng gỗ thờ thần Siva – Bhadravarman. Tiếp sau đó và kéo dài cho đến thế kỷ XVII các đền tháp Champa tiếp tục ra đời mang nhiều phong cách khác nhau như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàng (Khánh Hoà), Po Kluang Garai, Po Rame (Ninh Thuận), tháp Po Sah Inư, Po Dam (Bình Thuận), Tháp Yang Pruang (Tây Nguyên)… Tất cả đền tháp Chăm được xây dựng để thờ ba vị thần chính: Siva, Vishnu, Brahma. Về sau tháp Chăm ngoài thờ thần Ấn giáo họ còn thờ các vị vua Chăm như tháp Po Kluang Garai, Po Rame (Ninh Thuận).

Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần”. Xung

quanh tháp chính là những tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.

Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính tháp Chăm như thế nào đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiên cứu. Gần một thế kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người Pháp như G. Maspero (1928), J. Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xây tháp người Chăm.

Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:

Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tự kết dính với nhau.

 Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch.

 Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.

 Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả những giả thuyết trên, mặc dù hiện nay được hỗ trợ bằng phương pháp phân tích khoa học thực nghiệm hiện đại, tiên tiến nhưng kết quả về chất kết dính, về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tiếp tục công việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, sau năm 1975 các tác giả Việt Nam như Cao Xuân Phổ, Trần Kỹ Phương, Ngô Văn Doanh… cũng đã mất khá nhiều công sức nghiên cứu tháp Chăm nhưng chưa có gì mới hơn. “Hầu hết các giả thuyết” nghiên cứu sau năm 1975 gần như lặp lại các giả thuyết trước 1975 của các nhà nghiên cứu người Pháp”. Tháp Chăm vẫn đang còn bí ẩn, chưa được khám phá. Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo. Những đề tài điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma. Ngoài những vị thần trên, vật thờ ở tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni. Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đền tháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những con vật huyền thoại như Garuda, Kala, bò thần Nandin. Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ thờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạm khắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita). Bệ thờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư, giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh. Điêu khắc Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú, đa dạng. Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.

Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia, Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa. Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người Chăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ mẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Về sau tục thờ Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga). Điều đó thể hiện được tính bản địa - một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm. Cũng như các mẫu đề điêu khắc, kiến trúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình. Chẳng hạn tháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng về hình khối đơn

giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia).

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh du lịch phan rang - nha trang - đà lạt (Trang 30 - 65)