ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
- Sau khi thực hiện đề tài, đa phần học sinh đều có thái độ tích cực với môn Hóa học, trong khi đó việc đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật cho môn học không cần nguồn tài chính vẫn có thể đạt được hiệu quả học tập tương đối cao.
Sau khi kết thúc 8 tiết chuyên đề Phương pháp giải một số dạng bài tập Ancol trong ôn thi THPTQG” tôi đã áp dụng vào kiểm tra ở lớp 11A1 và so sánh với lớp 11A2 ( lớp đối chứng), qua kiểm tra đã thu được kết quả sau:
* Đề kiểm tra (Thời gian 20 phút)
Câu 1. Một thể tích hơi ancol A tác dụng với Na tạo ra một nửa thể tích hơi hiđro ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Mặt khác ancol A làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của ancol A là:
A. C3H6O3 B. C3H6O C. C2H6O D. C2H6O2
Câu 2: Oxi hoá một ancol X có công thức phân tử C4H10O bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ Y không tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
Câu 3: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết X được 21,45g CO2và 13,95g H2O. Vậy X gồm 2 ancol:
A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH
C. CH3OH và C4H9OH D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 4: Đun nóng 15,2 gam hh 2 rượu no đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp với H2SO4 đặc ở 140OC, thu được 12,5 gam hh 3 ete (h = 100%). Công thức của 2 rượu là
A. CH3OH và C3H7OH. B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và C2H4(OH)2 tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng hết với CuO, nung nóng thì khối lượng Cu thu được là
A. 12,8 gam. B. 32,0 gam. C. 16,0 gam. D. 25,6 gam
Câu 6. Lấy 18,8 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và một ancol A no, đơn chức tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C3H7OH B. CH3OH C. C4H9OH D. C5H11OH.
Câu 7: Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn A được mCO2 = 1,833mH2O. A có cấu tạo thu gọn là
A. C2H4(OH)2. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3 D. C4H8(OH)2.
Câu 8. Hỗn hợp 2 ancol A và B cùng số nhóm OH. Nếu lấy ½ hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy ½ X thì thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ancol là:
A. C2H5OH và C3H7OH B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2
C. C3H7OH và CH3OH D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 9: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là
A. CH3OH. B. C2H4 (OH)2. C. C3H5(OH)3 D. C4H7OH.
Câu 10: Cho C2H5OH và CH3OH qua bình đựng CuO, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X chứa tối đa
A. 5 chất. B. 4 chất. C. 3 chất. D. 2 chất. 3. Kết quả thực nghiệm Lớp Số Hs tham gia
Kết quả kiểm tra
Ghi chú < 5 5 > 6,5 6,5 < 8 8 10 SL % SL % SL % SL % 11A1 38 0 0 8 21,05 12 31,58 18 47,37 11A2 37 7 16,21 12 32,43 13 35,13 5 13,51
- Số học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm 10A1 (47,2%) chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với lớp đối chứng 10A2 (15,8%).
- Số học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là 0%, trong khi ở lớp đối chứng số này là khá cao (15,8%).
* Như vậy rõ ràng việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập theo sự phân dạng đã giúp học sinh có khác biệt rất lớn về kết quả học tập. Ngoài ra học sinh còn hình thành được kỹ năng, kỹ xảo để giải nhanh các bài tập trắc nghiệm theo xu thế chung hiện nay và như vậy vai trò tự học tập, nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức ở học sinh được khẳng định.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
* Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: Số
TT
Tên tổ chức/cá
nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Phạm Văn Hùng Trường THPT Sáng Sơn
Phương pháp giải một số dạng bài tập Ancol trong ôn thi THPTQG (tại lớp 11A1 và 11A2).
Sông Lô, ngày...tháng...năm...
Hiệu trưởng
..., ngày...tháng...năm...
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Sông Lô, ngày10 tháng 02 năm 2019
Tác giả sáng kiến
Phạm Văn Hùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa 11 chương trình cơ bản và nâng cao NXB GD. 2. Sách bài tập hóa 11,12 chương trình cơ bản vàn nâng cao NXB GD. 3. Các đề thi Đại học – Cao đẳng hàng năm của bộ giáo dục