Đánh giá lợi ích thu được

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phương pháp giải một số dạng bài tập về đột biến nhiễm sắc thể (Trang 50)

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sáng kiến đã góp phần hệ thống hóa lại kiến thức và có bổ xung kiến thức, hình ảnh minh họa. Cung cấp thêm một số công thức cho một số dạng bài tập mới. Góp phần hệ thống hóa các dạng câu hỏi, bài tập theo mức độ nhận thức và tổng hợp các câu hỏi qua các đề thi Đại học, THPT Quốc Gia các năm của BGD &ĐT.

- Nghiên cứu tìm ra phương pháp giải nhanh phần bài tập đột biến nhiễm sắc thể. Áp dụng được đề tài của minh vào giảng dạy học sinh khối 12 ôn thi học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc Gia có hiệu quả hơn.

Qua việc giải bài tập (toán) học sinh có thể hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo kiến thức với từng tình huống cụ thể. Thông qua đó học sinh có thể rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, vận dụng sáng tạo kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống, thêm thích học môn sinh học.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

a. Trước khi áp dụng sáng kiến:

Kết quả khảo sát chất lượng

Lớp Sĩ số Giỏi 8,0-10 Khá6,5-7,9 T. Bình5,0-6,4 Yếu3,0-5,0 Kém0,0-3,0 SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 41 9 22 28 68.3 4 9.7 12A2 41 7 17 23 56.1 11 26.9

Qua kết quả khảo sát chất lượng của hai lớp 12A1(Không sử dụng sáng kiến) và 12A2 (Sử dụng sáng kiến) nhận thấy hai lớp có số HS và lực học tương đương.

b. Sau khi áp dụng sáng kiến:

Kết quả khảo sát chất lượng

Lớp Sĩ số Giỏi 8,0-10 Khá 6,5-7,9 T. Bình 5,0-6,4 Yếu 3,0-5,0 Kém 0,0-3,0 SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 41 10 24.2 29 70.9 2 4.9 12A2 41 3 7.3 16 39 22 53.7

Qua kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng sáng kiến nhận thấy: Hai lớp sử dụng 12A2 có học sinh giỏi đạt 7.3% . Học sinh khá của lớp này cũng tăng cao hơn so với hai lớp 12A1. Không có học sinh yếu.

Như vậy, qua kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả sử dụng phương pháp giải nhanh rất bổ ích cho học sinh, giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn khi giải bài tập trắc nghiệm trong kì thi THPT Quốc Gia và bài tập tự luận trong thi học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần trong việc phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của HS, nâng cao hiệu quả.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số

TT Tên tổ chức/cánhân Địa chỉ áp dụng sáng kiếnPhạm vi/Lĩnh vực

1 Dương Văn Tiến Trường THPT Đồng Đậu -Ôn thi THPT Quốc Gia năm 2018

- Ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc gia năm 2019

2 Phạm Thúy Nga Trường THPT Đồng Đậu Ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc gia năm 2018

3 Lê Thị Tuyên Trường THPT Đồng Đậu Ôn thi THPT Quốc gia năm 2019

..., ngày...tháng...năm...

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu)

..., ngày...tháng...năm...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Yên Lạc, ngày 15 tháng 02 năm 2020

Tác giả sáng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Dương Văn Tiến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Sinh học 12 – cơ bản và nâng cao của Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng – NXB Giáo Dục.

2. Lí thuyết và bài tập sinh học của Đỗ Mạnh Hùng, Trần Thanh Thúy – NXB Trẻ. 3. Phương pháp giải bài tập sinh học 11 và 12 của Phan Kỳ Nam – NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Bồi dưỡng học sinh giỏi 12 của Phan Khắc Nghệ - NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Phương pháp giả toán xác suất sinh học của Phan Khắc Nghệ - NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Một số trang web điện tử:

https://hoc247.net/

https://sinhhoc247.com/ http://www.quangvanhai.net https://moon.vn/

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phương pháp giải một số dạng bài tập về đột biến nhiễm sắc thể (Trang 50)