Đánh giá lợi ích thu được

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phương trình lượng giác chứa tham số (Trang 44 - 45)

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

10.1.1 Về phía giáo viên:

Có sự chủ động về kiến thức, ít gặp lúng túng và vướng mắc như trước đây. Kiến thức được củng cố, mở rộng mấu chốt của bài toán đã biết chỉ thực hiện theo các hướng mà yêu cầu bài toán hỏi.

Giáo viên có cách nhìn nhận bài toán trở nên dễ hơn, có thể phát triển các bài toán khác theo cách tương tự, từ đó có thể đổi mới phương pháp theo hướng chủ động, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Như chúng ta thấy tất cả các bài toán phương trình lượng giác tham số lớp 11, trong đề thi THPT Quốc gia, đề thi học sinh giỏi hiện nay đều bắt nguồn từ bài tập trong sách giáo khoa và phát triển nên vì vậy yêu cầu người dạy người học đều phải sáng tạo và phát triển từ các bài toán gốc đó.

10.1.2 Về phía học sinh:

- Việc sử dụng SSKN đã giúp học sinh có cách nhận dạng tương đối chính xác đa số các dạng bài tập về phương trình lượng giác chứa tham số và đưa ra cách giải nhanh nhất, chính xác nhất mà không còn phải học thuộc lòng cách giải bài toán một cách máy móc như trước nữa.

- Qua phần học này học sinh còn được củng cố lại phần kiến thức về Parabon, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số, đường tròn đượng giác… và thấy được tầm quan trọng của nó với môn học, thấy được sự quan trọng liên quan của nó với các phần học khác.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Trước khi sử dụng phương pháp tôi có bảng số liệu như sau:

Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

11A1 39 2 5,1 10 25,6 22 56,4 5 12,8

11A8 38 2 5,3 9 23,7 21 55,1 6 15,9

- Sau khi áp dụng phương pháp trên tôi đã cho học sinh kiểm tra khảo sát và thu được kết quả như sau:

Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB

SL % SL % SL %

11A1 39 12 33,3 15 43,8 12 22,9

11A8 38 9 23,7 15 39,5 14 36,8

Như vậy số lượng học sinh khá giỏi đã tăng lên nhiều so với ban đầu khi chưa sử dụng phương pháp.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phương trình lượng giác chứa tham số (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)