1. Kết luận
Khi đưa các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên và các nguyên liệu khác nhau vào giờ hoạt động tạo hình cho trẻ, điều đầu tiên tôi nhận thấy là mình đã học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật, kỹ năng trong hoạt động tạo hình để dạy trẻ.
Hoạt động tạo hình muốn đạt kết quả cao, phát huy tính sáng tạo của trẻ thì người giáo viên phải được nâng cao thêm về kiến thức, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo, các hình thức phương pháp, sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu để giúp trẻ hứng thú tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, sản phẩm tạo hình thêm phong phú, sáng tạo .
Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm sát sao với trẻ để nắm được khả năng tạo hình của từng trẻ ở lớp, từ đó đề ra các yêu cầu phù hợp cho từng trẻ để giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình. Chú ý rèn kỹ năng chơi với các nguyên vật liệu cho trẻ trong giờ hoạt động góc.
Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và toàn xã hội để tạo điều kiện bồi dưỡng, phát triển khả năng tạo hình cho trẻ trong môi trường lành mạnh, được tiếp xúc với cái đẹp, các tác phẩm đẹp các tác phẩm hay từ đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống, kích thích tò mò, óc sáng tạo từ đó trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp, phát triển khả năng cảm thụ, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ, giúp trẻ ham mê các hoạt động ở trường mầm non cũng như ở nhà.
2. Ý nghĩa và phạm vi áp dụng:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp tổ chức dạy học mới này tôi nhận thấy một điều đó chính là sự hứng thú ở trẻ cao hơn. Trẻ được tiếp xúc và sử dụng với nhiều loại nguyên vật liệu mới trong giờ học, giờ chơi nên trẻ say mê thao tác, sáng tạo các đồ dùng mà cô đưa ra, bởi vậy mà trẻ tập trung vào để làm ra các sản phẩm.
Đầu năm học thao tác của trẻ với các đồ dùng còn chậm và các sản phẩm tạo ra chưa đẹp lắm nhưng đến cuối năm, trẻ đã khéo léo khi sử dụng đồ dùng, khả năng sáng tạo tinh tế hơn, chính vì thế mà sản phẩm trẻ làm ra phong phú, hấp dẫn đẹp mắt hơn. Việc sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau trong hoạt động tạo hình như vậy đã thay thế được các loại đồ dùng sử dụng trong giờ học của trẻ, đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều đồ dùng học phẩm cho nhà trường.
Qua quá trình tìm tòi, cho trẻ làm quen, thao tác với các nguyên vật liệu mới, tôi càng thấy mình học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong tổ chức hoạt động tạo hình bằng các nguyên liệu khác nhau.
Với những biện pháp nêu trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi, ban giám hiệu nhà trường đã triển khai tới các đồng chí giáo viên có thể tổ chức cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình khác nhau trong hoạt động của trẻ ở trường như giờ học tạo hình, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc và sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để giúp cho trẻ có thêm nhiều kỹ năng tạo hình, hứng thú với hoạt động tạo hình.
3. Kiến nghị
a. Đối với trường
Trường cần tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên được đi kiến tập, tập huấn về chuyên đề tạo hình nhằm giúp giáo viên chuyên sâu hơn trong giảng dạy trẻ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để mang lại hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ.
Tổ chuyên môn cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề tạo hình sâu hơn, nhiều hơn để chị em đồng nghiệp cùng nhau trao đổi, chia sẻ, những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở lớp từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát huy được tính tích cực, hứng thú
cùng kỹ năng tạo hình, óc sáng tạo của trẻ thông qua các sản phẩm tạo hình phong phú nguyên vật liệu.
b. Đối với giáo viên:
Giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giáo viên phải có sự phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu..., phải thường xuyên tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung, địa điểm, phương pháp tổ chức, hình thức thực hiện, học phải đi đôi với hành để trẻ thoải mái sáng tạo nghệ thuật.
Giáo viên mầm non cần được tham gia vào các khoá học bồi dưỡng chuyên môn nhiều hơn nữa, đặc biệt là môn tạo hình.
c. Đối với phụ huynh
Các bậc phụ huynh cần nhiệt tình hơn nữa phối kết hợp cùng với cô giáo để sưu tầm các nguyên vật liệu, ủng hộ giáo viên. Gia đình cần dành thời gian cho trẻ được tiếp xúc thiên nhiên, quang cảnh đẹp mắt, với bức tranh tác phẩm nghệ thuật tạo hình đẹp để cung cấp vốn hiểu biết, hình ảnh đẹp cho trẻ là cơ sở giúp trẻ sáng tạo, làm phong phú sản phẩm tạo hình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi sau gần một năm áp dụng tại lớp mẫu giáo bé C1 trong trường mầm non của tôi. Tôi rất mong những kinh nghiệm này sẽ đóng góp một phần nào đã vào việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, nhằm cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm sống, đưa sự nghiệp trồng người ngày càng phát triển.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non “Mẫu giáo 3-4 tuổi”
- Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp - Chương trình giáo dục Mầm non
- Nghiên cứu tài liệu Bộ chuẩn trẻ 3 tuổi - Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng hè
- Sưu tầm và đọc tạp trí giáo dục Mầm non