dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.1.1. Đối với giáo viên
Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh. Vì vậy, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn và các phương pháp dạy học tích cực vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác, nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tích cực nhất.
Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp
GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó, tổ chức hướng dẫn HS sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Mặt khác, khi dạy học theo các chủ đề tích hợp liên môn và các kĩ thuật dạy học tích cực còn giúp GV giảm thuyết trình gây mệt mỏi và nhàm chán cho cả GV và HS.
10.1.2. Đối với học sinh a. Định tính
Tôi chọn 3 lớp trong khối 11 của trường THPT Triệu Thái là 11A1, 11A2, 11A5 vì 3 lớp này có trình độ năng lực HS là tương đương nhau (HS học trung bình – khá).
Sau khi dạy thực nghiệm (11A1 –lớp thí nghiệm) và đối chứng (lớp 11A2, 11A5 - lớp đối chứng) tôi nhận thấy kết quả như sau:
Kết quả thu được ở 3 lớp:
Kết quả thu được ở lớp 11A2 (dạy theo phương pháp truyền thống:
không sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và cũng không dạy theo chủ đề tích hợp liên môn): Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có
hứng thú, không tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức không cao.
Kết quả thu được ở lớp 11A5 (sử dụng các kĩ thuật dạy học tích
cực nhưng không dạy theo chủ đề tích hợp liên môn)
HS hứng thú và tích cực trong học tập nhưng kiến thức còn rời rạc, chưa tổng quát, chưa gắn với thực tiễn nên khả năng vận dụng kiến thức của HS vào giải quyết tình huống thực tiễn còn rất hạn chế.
Kết quả thu được ở lớp 11A1(Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích
cực vào dạy chủ đề tích hợp liên môn)
- Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, rất hứng thú, tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích tiết học, HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn một cách dễ dàng.
Ngoài quay phim, chụp ảnh hoạt động học của HS như trên, tôi còn sử dụng phỏng vấn, điều tra để chứng minh hiệu quả đạt được của đề tài.
* Phỏng vấn HS 11A1
Sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn, tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 em học sinh của lớp 11A1 với nội dung: em cảm thấy như thế nào khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề liên môn? Em có thích cách dạy học như vậy không? Kết quả: 30 HS cùng có câu trả lời em rất thích thầy, cô giáo dạy như vậy.
* Dùng phiếu điều tra
Đồng thời với phỏng vấn tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra để thăm dò ý kiến về thái độ của HS trong nhà trường về bộ môn Sinh học và đánh giá của HS về phần chuyển giao nhiệm vụ của GV, kết quả thu được như sau:
* Thăm dò thái độ của HS với môn Sinh học
B ng 1. Thái đ c a HS v i môn Sinh h cả ộ ủ ớ ọ
Trước khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn
Sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn
23 HS trả lời không thích 10 HS thay đổi cách nhìn với bộ môn 7 HS thích học bộ môn 20 HS hứng thú với bộ môn
Vậy ta có thể kết luận việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy liên môn Vật lí – Hoá học – Sinh học – Công nghệ - Giáo dục công dân có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm số lượng HS không thích học môn này.
* Thăm dò thái độ của HS về phần chuyển giao nhiệm vụ của GV
Sau khi hoàn thành bảng KWL, HS đã làm phiếu đánh giá phần chuyển giao nhiệm vụ của GV, kết quả như sau:
Đánh giá của học sinh Tỉ lệ %
Nhiệm vụ rất hay 53%
Nhiệm vụ bình thường 29%
Nhiệm vụ khó 18%
Trước đây, trong dạy học phần chuyển giao nhiệm vụ ít được chú trọng. Nhưng hiện nay, chuyển giao nhiệm vụ là một khâu quan trọng trong dạy học. Nhiệm vụ được chuyển giao phải là tình huống có vấn đề nhưng phải vừa sức với học sinh, nhiệm vụ này không được giải quyết ngay mà HS cần có thời gian để đi tìm, gỡ nút thắt trong vấn đề và sẽ được trả lời vào phần hình thành kiến thức mới trong bài học. Đa số HS cho rằng nhiệm vụ của GV chuyển giao rất hay. HS thấy hứng thú, thích được tìm tòi, khám phá.
b. Định lượng
Sau khi tôi dạy xong chủ đề “Quang hợp ở thực vật”, để đánh giá kết quả học tập của học sinh về phương pháp dạy học tích hợp liên môn và các kĩ thuật dạy học tích cực tôi đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm sư phạm đối với 3 trên bằng bài kiểm tra 15 phút bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động luyện tập ở tiết 7.
Qua thực tế áp dụng cho thấy việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp đã đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học, nó thực sự làm tăng hứng thú học tập của học sinh và làm giảm điểm thấp trong dạy học sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
* Điểm mới trong dạy chủ đề ở lớp 11A1
Trước kia giáo viên dạy 1 lớp gồm 40 HS thì nay GV dạy 40 HS 1 lớp có nghĩa là trước kia GV chỉ dạy cả lớp còn hiện nay GV dạy từng đối tượng HS trong lớp. GV phải có khả năng quan sát tốt, quan sát cả lớp, quan sát đến từng đối tượng HS để có biện pháp giúp đỡ HS kịp thời
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
... ... ... 11. Danh sách nh ng t ch c/cá nhân đã tham gia áp d ng th ho c ápữ ổ ứ ụ ử ặ
d ng sáng ki n l n đ u (n u có):ụ ế ầ ầ ế Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường THPT Triệu Thái TT Lập Thạch- Lập Thạch- Vĩnh Phúc Dạy học LậpThạch, ngày...tháng...năm... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Lập Thạch, ngày...tháng...năm...
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
LậpThạch, ngày...tháng...năm...
Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Lập Thạch, ngày...tháng...năm...
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nội dung
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
NXB Nhà xuất bản
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Công nghệ lớp 10, NXB Giáo dục. 2. Sách giáo khoa sinh học 10. NXB giáo dục
3. Sách giáo viên Sinh học lớp 10, NXB Giáo dục, 2000. 4. Sách giáo khoa Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000. 5. Sách giáo viên Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000. 6. Sách giáo khoa hóa 10, NXB Giáo dục, 2000.
7. Sách giáo khoa Vật lí lớp 12, NXB Giáo dục, 2000.
8. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 9. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
10.Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn – Lĩnh vực KHTN – Hà Nội 2015
11. Tài liệu tập huấn: "Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh" môn Sinh học cấp THPT
- Lưu hành nội bộ.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. Lời giới thiệu………...1
2. Tên sáng kiến………...2
3. Tác giả sáng kiến ....………...2
4. Chủ đầu tư ra sáng kiến...………...3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.………....3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ………3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến ...3
8. Những thông tin cần được bảo mật . ...64
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:...64
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến...66
Danh mục chữ viết tắt………...73