1. Kỹ thuật chuẩn hóa số liệu giải nhanh các bài toán điện xoay chiều có tần số thay đổi và bài toán truyền tải điện năng.
3.3. Nội dung thực nghiệm
- Trong quá trình dạy ôn thi THPT Quốc gia tôi đã Sử dụng các kỹ thuật giải nhanh. - Cho học sinh lớp ĐC 12A4 giải một số bài tập sóng cơ học và dòng điện xoay chiều theo cách giải thông thường.
- Cho học sinh lớp TN 12A3 giải các bài tập như lớp ĐC 12A4 sau khi đã được giáo viên phân tích kỹ thuật giải nhanh.
Để xác định hiệu quả, tính khả thi của đề tài. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được tiến hành bằng cách kiểm tra 2 bài 15 phút (đề kiểm tra ở phần phụ lục). Kết quả cụ thể như sau:
Bài 15 phút lần 1:
Kết quả thực nghiệm Lớp thực nghiệm 12A3 Lớp đối chứng 12A4
Học sinh đạt điểm 9,10 37,5% 11,9%
Học sinh đạt điểm 7,8 40% 23,8%
Học sinh đạt điểm 5,6 17,5% 47,6%
Học sinh đạt điểm dưới 5 5% 16,7%
Bài 15 phút lần 2:
Kết quả thực nghiệm Lớp thực nghiệm 12A3 Lớp đối chứng 12A4
Học sinh đạt điểm 9,10 45% 14,3%
Học sinh đạt điểm 7,8 37,5% 26,2%
Học sinh đạt điểm 5,6 12,5% 38,1%
Học sinh đạt điểm dưới 5 5% 21,4%
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Ở lớp ĐC số học sinh hoàn thành bài là rất ít, phần lớn các em không tìm được hướng giải quyết chúng trong thời gian phù hợp.
- Ở lớp TN số học sinh hoàn thành bài khá cao, giải được nhiều bài và hứng thú hơn. Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng kỷ thuật giải nhanh là rất cần thiết.
Phần III. KẾT LUẬN
Đây là đề tài dựa trên kinh nghiệm của bản thân tôi trong thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh thi THPT quốc gia đã tích lũy và thực hiện tại trường THPT Bắc Yên Thành nơi tôi công tác.
Phần nội dung tôi đã đưa ra cơ sở để hình thành những kỹ thuật và hệ thống bài tập sử dụng những kỹ thuật này để giải nhanh, có giải dẫn chứng để chứng minh sự tiện lợi ,hữu dụng của những kỹ thuật này cũng như sự kết hợp linh hoạt các kỹ thuật vào phương pháp giải các loại bài toán hay phần sóng cơ học, điện xoay chiều giải quyết được yêu cầu của bài toán trắc nghiệm khách quan trong các đề thi hiện hành.
Trong quá trình triển khai giảng dạy những kỹ thuật này cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau ở trường đều thu được kết quả tích cực, đặc biệt là đối tượng học sinh khá, giỏi. Học sinh đã có thể tiếp cận với vấn đề hợp lý hơn, logic hơn và nhanh gọn hơn.
Trong phạm vi thời gian không cho phép nên đề tài chỉ mới dừng lại ở phần sóng cơ học và điện xoay chiều trong tương lai đề tài sẽ mở rộng cho các khối lớp 10,11 ở nhiều chương khác nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, các cấp có thẩm quyền, chuyên môn để tôi có thể hoàn thiện bản thân hơn nữa, nâng cao thêm trình độ nhằm thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục và đào tạo của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn