Một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh yên sơn, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 31 - 34)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.2. Một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam

Quản lý đất đai ở mỗi quốc gia nói chung đều là vấn đề then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Cho dù ở chế độ sở hữu nào về đất đai (sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước) nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai cũng được xác định một cách chung nhất đó là: xác lập quan hệ pháp lý ổn định phù hợp với sự vận hành của quy luật thị trường. Qua nghiên cứu về mô hình tổ chức đăng ký đất đai ở một số nước từ những nhận xét trên kết hợp với việc so sánh với tình hình thực tế của Việt Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể

áp dụng vào Việt Nam như sau:

1.3.2.1. Về nhận thức

Văn phòng đăng ký đất đai vừa thực hiện vai trò quản lý một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai, vừa là một tổ chức giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương có một cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương trực tiếp giám sát và chỉ đạo hoạt động của các VPĐKĐĐ theo quy định của pháp luật.

Mô hình VPĐKĐĐ là cầu nối trực tiếp giữa người sử dụng đất với các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương, ngoài việc cập nhật, cung cấp thông tin, tác nghiệp cụ thể, VPĐKĐĐ có nghĩa vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người sử dụng đất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với Nhà nước trên cơ sở hồ sơ địa chính (HSĐC) do văn phòng đất đai quản lý.

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ đã được pháp luật quy định không chỉ có ý nghĩa đối với công tác quản lý mà nó còn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội thông qua nguồn tài nguyên đất đai. Đặc biệt là sự đóng góp của nó đối với việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Việc xây dựng mô hình cơ quan đăng ký đất đai một cấp, tập trung các giao dịch về bất động sản là bước đi đúng đắn, cơ bản trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu sau như sau:

a. Thực hiện chủ trương giảm đầu mối các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch về bất động sản, từ đó dẫn đến việc giảm số lượng các nhân viên làm công tác đăng ký, giảm chi phí hoạt động, v.v.., tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

b. Công tác quản lý đăng ký giao dịch về bất động sản được tập trung, do đó việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, thống nhất, kịp thời, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trên thực tế.

c. Tránh được việc có quá nhiều các loại trình tự, thủ tục đăng ký khác nhau đã và đang gây khó khăn cho việc đăng ký và tìm hiểu thông tin; tiến tới thống nhất về phương thức, trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này.

d. Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về giao dịch đất đai.

1.3.2.2. Về hoạt động

Hoạt động phải được tách bạch giữa hai quan điểm dịch vụ công và hành chính công để tránh sự nhầm lẫn về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động (kể cả trách nhiệm cá nhân) nhằm khắc phục cơ chế “nhiều cửa” hay “một cửa nhiều khoá” khi thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Hoạt động của VPĐKĐĐ phải hướng tới mục tiêu đảm bảo giải quyết mối quan hệ đất đai trong mối quan hệ kinh tế - xã hội trên cơ sở luận cứ và phương pháp luận khoa học nhằm thực hiện công bằng, ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế và

an ninh quốc phòng.

Xây dựng một hệ thống đăng ký đất đai hoàn chỉnh, thuận tiện và an toàn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của VPĐKĐĐ, nó không chỉ giúp cho tổ chức, thành viên của tổ chức này hoạt động có hiệu quả mà qua kinh nghiệm hoạt động, nó giúp cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra được các giải pháp cần được nghiên cứu, học tập và vận dụng theo cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta.

Có chính sách hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai. Thông tin đất đai vừa là công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với hoạt động của các VPĐKĐĐ. Duy trì một hệ thống thông tin đất đai đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác về đất đai là một trong những nội dung mà bất kỳ một hệ thống quản lý đất đai nào cũng hướng tới.

1.3.2.3. Các yêu cầu đáp ứng cho hoạt động của VPĐKĐĐ

Đăng ký đất đai là một nhiệm vụ chuyên môn, diễn ra thường xuyên và liên tục. Đặt nhiệm vụ này vào nhiệm vụ của VPĐKĐĐ cần phải tạo cơ chế thu chi tài chính hợp lý để tạo điều kiện cho VPĐKĐĐ hoạt động đúng theo mô hình cơ quan dịch vụ công.

Cần thiết phải có một hệ thống thông tin hoàn chỉnh để đảm bảo cập nhật số liệu một cách kịp thời và thuận tiện đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử đảm bảo các thông tin của thửa đất được cập nhật và việc cung cấp thông tin cho thị trường, nhất là đối với thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay. Trước mắt, Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị đủ mạnh kết hợp với việc đào tạo nguồn nhân lực và có cơ chế cụ thể, tạo điều kiện để mô hình này hoạt động (có tính độc lập tương đối) trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức này.

Vấn đề cải cách hành chính phải gắn liền với hoạt động của VPĐKĐĐ. Thực tế, đã có nhiều địa phương thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, thúc đẩy tiến độ cấp GCN thông thoáng, kịp thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất trong sử

dụng đất, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thu hút đầu tư .v.v..

Đối với mô hình VPĐKĐĐ:Yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu bài bản, chính quy và chuẩn hóa dữ liệu đất đai, có bộ cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh sẽ làm tăng cường năng lực vận hành của VPĐKĐĐ và cải cách thủ tục hành chính một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh yên sơn, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2020 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w