Hoàn thiện các giải pháp về mặt pháp luật trong TMĐT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở việt nam (Trang 62 - 63)

(i) Ký kết hiệp định song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên toàn thế giới về thƣơng mại điện tử

Bán hàng trên các website TMĐT hiện vẫn đang là xu hƣớng đƣợc nhiều nƣớc quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa kênh bán hàng này thì chắc chắn không thể chỉ thực hiện buôn bán, giao dịch với các khách hàng trong nƣớc, mà cần thúc đẩy cho những nhà kinh doanh vƣơn ra xa hơn, giao dịch cả với những ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài. Song khi việc kinh doanh vƣợt ra biên giới thì rất khó để kiểm soát đƣợc hoạt động này, bởi lẽ pháp luật của các nƣớc khác nhau, việc quy định về hoạt động bán hàng trên website TMĐT chắc chắn cũng khác nhau, đặc biệt quy định về thanh toán quốc tế sẽ gây khó khăn cho việc thu thuế. Cùng một loại hàng hóa có thể bị đánh thuế nhiều lần bởi các nƣớc có liên quan hoặc là không bị thu thuế. Chính vì vậy, các quốc gia cần triển khai ký kết các hiệp định để thống nhất quản lý hoạt động còn khá mới mẻ này.

(ii) Hoàn thiện khung pháp luật quy định về hoạt động bán hàng trên website thƣơng mại điện tử

Ở nƣớc ta, việc quy định hình thức kinh doanh này mới chỉ nằm ở các nghị định đã lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị pháp lý cao, không bắt kịp với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và đầy phức tạp của hoạt động bán hàng trên website TMĐT, cùng với tâm lý luật không cấm thì đƣợc làm đã làm cho công tác quản lý, kiểm soát hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cần phải xây dựng một đạo luật để điều chỉnh hoạt động bán hàng trên website TMĐT. Việc xây dựng luật dựa trên tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh này, cùng với đó là tham khảo các đạo luật của các nƣớc trên thế giới điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng tìm tiếng nói chung.

Bên cạnh đó, để hoạt động bán hàng trên website TMĐT đạt hiệu quả cần xây dựng khung pháp lý phù hợp để kiểm soát việc thu thuế và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tài sản trí tuệ.

Ngoài ra, cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết các quy định về bán hàng trên website thƣơng mại điện tử. Cụ thể, cần quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban ngành có liên quan để tránh đùn đẩy trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động bán hàng trên website TMĐT; quy định chi tiết, chặt chẽ về các loại hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, cơ chế xử lý các trƣờng hợp vi phạm, cũng nhƣ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này; ban hành quy định về trách nhiệm quản lý các website chƣa đăng ký cho các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phƣơng để dễ dàng nắm bắt và xử lý vi phạm hơn; ban hành quy định về xử phạt hành chính đối với những website hoạt động mà không đăng ký, cần thiết thì nên phạt nặng để vừa xử lý đƣợc trƣờng hợp vi phạm, vừa răn đe đƣợc các đối tƣợng vẫn chƣa chịu đăng ký với cơ quan chức năng; cần có một văn bản hƣớng dẫn chi tiết quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website TMĐT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở việt nam (Trang 62 - 63)