3.1 Ý nghĩa của đề tài:
Bác Hồ đã từng dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Từ thực tiễn, chúng ta
nhận thấy rằng những lời chỉ dạy của Bác Hồ cho thấy việc hình thành, giáo dục và phát triển phẩm chất cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh bậc Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Với học sinh tiểu học, các năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các phẩm chất trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Việc hình thành và phát triển những phẩm chất, giáo dục những kĩ năng sống cho học sinh ngay từ lớp nhỏ sẽ trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời.. Vì thế theo bản thân để đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ, ứng xử kịp thời để tiến bộ.
Giáo dục phẩm chất cho học sinh bậc Tiểu học thông qua các hoạt động tập thể, thông qua sự phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả người giáo viên Tiểu học có thể kết hợp nhiều phương pháp, nhiều biện pháp giáo dục. Vì có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các em, người giáo viên tiểu học có cơ hội hiểu biết đầy đủ đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh, theo dõi được sự phát triển của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Người giáo viên cũng cần phải hiểu trẻ em nhìn người giáo viên một cách tổng quát, vì vậy người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức. “Tấm gương bao
giờ cũng có giá trị hơn lời giáo huấn” điều này nhắc nhở rằng người giáo viên cần
môn học nào, học sinh cũng yêu môn học đó; Nếu người giáo viên quan tâm bảo vệ môi trường, học sinh cũng sẽ quan tâm đến điều đó; Nếu người giáo viên làm việc và sinh hoạt đúng giờ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, học sinh sẽ cố gắng được như vậy. Giáo viên tự rèn luyện phong cách đạo đức, gương mẫu trước học sinh, phải là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo.
Bên cạnh đó, dưới góc độ của một nhà quản lý, cần phải hiểu rõ và xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao, nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp quản lý, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất học sinh nói riêng và chất lượng toàn diện nói chung.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
3.2.1 Đối với công tác quản lý.
Hàng năm PGD nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục về hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên, tổng phụ trách đội, về kĩ năng vận dụng vào giáo dục phẩm chất, kĩ năng sống cho HS .
3.2.2 Đối với giáo viên.
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác và giáo dục năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống học sinh theo chương trình học. Tăng cường giáo dục tích hợp qua các môn học có liên quan.: Xác định trách nhiệm dạy bất kỳ môn học nào cũng phải tham gia thực hiện công tác giáo dục hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, rèn kĩ năng sống học sinh vào những bài giảng, những tình huống sư phạm có liên quan, khai thác bài tập thực hành, xử lý tình huống.
Mỗi giáo viên phát huy tốt vai trò chủ nhiệm, phối hợp hoạt động giáo dục theo chủ điểm của trường, tăng cường giáo dục phẩm chất góp phần giáo dục con người mới toàn diện
Giáo viên phải nắm vững quy định về đạo đức nhà giáo, làm cơ sở để tự rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, qui tắc ứng xử sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực để thực sự làm tấm gương đạo đức học sinh noi theo (lời nói gắn liền hành động thực tiễn), mỗi giáo viên luôn trau dồi chuẩn mực đạo đức, gương mẫu qua từng hành động, luôn dịu dàng hết lòng thương yêu học sinh, bằng lương tâm nghề nghiệp của mình, xây dựng chương trình hành động riêng trong công tác giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh. Các chương trình hành động của giáo viên được tổng hợp theo các Tổ, Khối để gửi về Ban Giám hiệu bổ sung vào kế hoạch của trường.
Bên cạnh đó cần mạnh dạn, tự tin và chủ động chia sẻ với đồng nghiệp về những tình huống, những khó khăn mình đã gặp phải trong quá trình dạy học trên lớp, những khó khăn khi đánh giá học sinh. Chỉ có như vậy mới tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm.
Tích cực tự học và tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.3 Đối với tổ chuyên môn.
Cần bám sát và vận dụng linh hoạt vào các văn bản chỉ đạo của nhà trường để chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, có tính khả thi sát với tình hình của tổ.
Tổ trưởng phải có kiến thức chuyên môn sâu, chủ động, nhiệt tình, có trách nhiệm cao và gương mẫu đi đầu trong trong mọi công việc; có khả năng tổ chức tốt, tôn trọng và biết lắng nghe, chia sẻ mọi ý kiến với các thành viên. Các thành viên có tinh thần hợp tác, quyết tâm cao.
3.2.4 Đối với Ban giám hiệu nhà trường.
Cần có kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên có đủ phương tiện dạy học theo phương pháp mới.
Trong năm học cần thường xuyên tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chuyên môn và tích tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường nhằm thúc đẩy, khuyến khích, động viên giáo viên tích cực nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, từ đó giúp cho:
Giáo viên thay đổi Giờ học thay đổi Học sinh thay đổi Trường học thay đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đã làm một cách tích cực và bền vững.
Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng tham gia công tác giáo dục tại địa phương
3.2.5 Đối với phụ huynh.
Trước hết cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển phẩm chất, rèn kỹ năng sống cho con em mình, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, luông phối két hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục phù hợp.
Tuyên truyền và vận động phụ huynh không xem việc hình thành và phát triển phẩm chất của con em mình là việc làm không của chỉ giáo viên mà phải nhận thức rõ cha mẹ là người thầy đầu tiên trang bị và giáo dục cho trẻ những nhận thức, phương pháp xử lý tình huống đơn giản nhất trong cuộc sống và trong học tập.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiện tốt công tác đánh giá và đặc biệt là các biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tiểu học mà tôi đã thử nghiệm thành công tại đơn vị góp phần giáo dục toàn diện con người mới. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của các thầy cô và các cấp quản lý để tài liệu này được hoàn thiện hơn.