Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi trường mầm non 1 (Trang 25 - 28)

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

Hiệu quả sáng kiến.

Theo tôi không có một phương pháp hay biện pháp nào là vạn năng. Vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã sử dụng phối hợp các biện pháp đồng thời sử dụng các Phiếu đánh giá để kiểm tra, so sánh và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Khảo sát sau khi thực hiện các biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Số trẻ được khảo sát là 27 trẻ.

Nội dung kiểm tra

Số trẻ đạt Số trẻ không đạt

Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp Số trẻ Tỉ lệ (%) Số trẻ Tỉ lệ (%) 22 81 5 19

Phát âm rõ tiếng, phát âm các tiếng có chứa các âm khó

20 74 7 26

Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?

26 96 1 4

Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp bằng câu đơn, câu ghép.

22 81 5 19

Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, biển báo giao thông).

26 96 1 3,7

Đọc thuộc lòng và diễn cảm một bài thơ. 20 70 7 30

Kể lại truyện đã được nghe 21 78 6 22

Kể chuyện sáng tạo theo tranh, theo đồ chơi 22 81 5 19 Đóng kịch theo tác phẩm văn học 17 63 10 37

Bảng 3: So sánh trước khi áp dụng các biện pháp và sau khi áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi

Nội dung kiểm tra Trước khi áp dụng các biện pháp Sau khi áp dụng các biện pháp So sánh Tăng (%)

Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp

Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) 12 44 22 81 10 37

Phát âm rõ tiếng, phát âm các tiếng có chứa các âm khó

13 48 20 74 7 26

Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?

Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp bằng câu đơn, câu ghép.

18 67 22 81 4 15

Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống ( nhà vệ sinh, lối ra, biển báo giao thông).

20 57 26 96 6 22

Đọc thuộc lòng và diễn cảm một bài thơ.

8 30 20 70 12 44

Kể lại truyện đã được nghe 3 11 21 78 18 67

Kể chuyện sáng tạo theo tranh, theo đồ chơi

13 48 22 81 9 33

Đóng kịch theo tác phẩm văn học

5 19 17 63 12 45

Dựa vào kết quả trên ta thấy:

Trước khi áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, số trẻ phát âm sai phụ âm đầu, âm đệm trong từ, số trẻ dùng từ chưa chính xác, số trẻ mắc lỗi nói chưa mạch lạc chiếm tỷ lệ rất cao. Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì tỷ lệ này đã giảm đáng kể và số trẻ phát âm đúng, nói đúng đã tăng lên. Cụ thể

- Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu: Tăng 37%

- Phát âm rõ tiếng, phát âm các tiếng có chứa các âm khó: Tăng 26% - Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?: Tăng 26%

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp bằng câu đơn, câu ghép: Tăng 15%

- Làm quen ới một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống ( nhà vệ sinh, lối ra, biển báo giao thông): Tăng 22%

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm một bài thơ: Tăng 44% - Kể lại truyện đã được nghe: Tăng 67%

- Kể chuyện sáng tạo theo tranh, theo đồ chơi: Tăng 33% - Đóng kịch theo tác phẩm văn học: Tăng 45%

Ngoài ra tôi đã xây dựng một môi trường giúp trẻ phát triển ngôn nhữ như: - Góc tuyên truyền về các câu chuyện sáng tạo của cô, của trẻ đa dạng phong phú.

- Sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ đề cho trẻ kể chuyện. - Làm 25 con rối dẹt, 13 con rối tay cho trẻ hoạt động.

- Lớp học đã được kết nối internet góp phần tích cực trong việc dạy và học.

Về phía phụ huynh: 96% phụ huynh đã quan tâm đến con em mình hơn dành thời gian trò chuyện với con, sửa lỗi phát âm cho con và còn ủng hộ đồ chơi tranh ảnh, sách báo, truyện tranh phù hợp với chủ đề dạy học.

Như vậy có thể nói: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp cho vốn từ của trẻ tăng mạnh, ngôn ngữ mạch lạc hơn dễ hiểu hơn: Nghĩa của từ, của câu rõ ràng hơn.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

10.2.1: Ứng dụng vào thực tiễn.

Trước sự phát triển không ngừng của xã hội đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa, du nhập của ngôn ngữ quốc tế vào Việt Nam. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì ngay từ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi trẻ đang tập nói chúng ta phải dạy trẻ yêu tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt... Bởi vậy, việc tôi vận dụng những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, đóng góp một phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Việc áp dụng sáng kiến này thu được lợi ích như:

- Vốn từ của trẻ phong phú hơn.

- Khả năng phát âm chuẩn ngôn ngữ của trẻ tốt hơn

- Môi trường hoạt động của trẻ đẹp mắt, hấp dẫn trẻ, tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển ngôn ngữ.

- Phụ huynh quan tâm đến việc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ.

10.2.2. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh lớp mẫu giáo 3-4 tuổi của trường mầm non Thanh Vân mà còn có khả năng áp dụng với các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ theo độ tuổi của trường mầm nan Thanh Vân cũng như các trường mầm non khác trong huyện.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi trường mầm non 1 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)