III.1 Kết luận:
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động chun mơn trong đó có hoạt động dạy học đáp ứng với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu, đa số các TTCM đã có nhận thức và thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn còn một số TTCM nhận thức và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chun mơn cịn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng quản lý dạy học còn thấp.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong bài viết này, tác giả đã đề xuất 4 biện pháp quản lý của TTCM đối với hoạt động chuyên môn ở trường trung học phổ thông Buôn Ma Thuột. Các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn này vừa mang tính lý luận, logic, mang tính thực tiễn, lại cấp thiết và có tính khả thi cao cho mỗi trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các trường khác trong tỉnh.
Các biện pháp đó là:
Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng chun mơn để nâng cao trình độ cho giáo viên; phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh
Biện pháp 2: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo viên thực hiện quy chế chun mơn, xây dựng các tiêu chí, đánh giá giáo viên về hoạt động chuyên môn
Biện pháp 3:TTCM đổi mới và tăng cường kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh; TTCM chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém trong tổ chuyên môn
Biện pháp 4: TTCM phối hợp với ban giám hiệu đảm bảo các điều kiện cho hoạt động dạy học, xây dựng môi trường thân thiện, tạo động lực phấn đấu cho giáo viên và học sinh
Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi người TTCM hiểu rõ bản chất của từng biện pháp và mối quan hệ giữa các biện pháp. Trên cơ sở thực tế của trường mình, phát huy tư duy quản lý, sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp với thực tiễn trường mình, để cho mỗi biện pháp đều có tác dụng cao nhất trong quản lý hoạt động chuyên môn.
III.2 Khuyến nghị:
III.2.1 Đối với Bộ giáo dục và đào tạo:
Bộ giáo dục và đào tạo có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý nhà trường (đặc biệt là cán bộ quản lí cấp cơ sở trong trong đó có TTCM) một cách hệ thống ở các cấp, bậc học, trên cơ sở chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, cán bộ kế cận.
Bộ giáo dục và đào tạo cần tham mưu với Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan ban hành chế độ chính sách về tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường để tăng cường và tạo thuận lợi cho hoạt động của TTCM và tổ chuyên môn.
III.2.2 Đối với Sở giáo dục và đào tạo Đắk Lắk:
Cần có kế hoạch và nội dung bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn hàng năm, tăng cường chỉ đạo các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm TTCM trong các trường, các cụm chuyên môn.
Tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chun mơn, hội thảo về vai trị, trách nhiệm và quyền hạn của TTCM đối với quản lý HĐDH trong các nhà trường.
Cần quan tâm chỉ đạo cơ sở, nhất là chương trình thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục. Nắm bắt kịp thời tình hình chất lượng để điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
Cần tiếp tục nghiên cứu và ra văn bản hướng dẫn về việc trao quyền tự chủ cho cán bộ quản lý các trường phổ thông phù hợp điều lệ nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên thực hiện luật giáo dục, điều lệ nhà trường về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ đãi ngộ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM hợp lý ở các trường trung học phổ thông.
III.2.3 Đối với TTCM ở trường THPT Buôn Ma Thuột và các nhà trường trung học phổ thơng:
Thường xun học tập về lý luận chính trị, khoa học quản lý, nâng cao trình độ chun mơn. Nghiên cứu các biện pháp quản lý và thường xuyên bám sát thực tế nhà trường để quản lý dạy và học hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Tham mưu với ban giám hiệu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để phục vụ dạy và học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn.
Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chun mơn thực sự có hiệu quả, nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động của ngành giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học.
“Đề tài này hoàn thành với sự quan tâm chỉ đạo của ban chun mơn nhà trường, sự tham gia góp ý và động viên của nhiều thầy cơ giáo trong tổ chuyên môn, các thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn và cụm tổ chuyên môn. Tuy nhiên do kinh nghiệm chưa nhiều, thời gian cho nghiên cứu và hồn thành đề tài cịn hạn chế, cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu chưa tương ứng nên đề tài khơng thể khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi xin chân thành cảm ơn và cầu thị, mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo để đề tài hồn thiện hơn”.
* Tác giả xin chân thành cám ơn! Buôn Ma Thuột, ngày 10.03.2015
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------- -------------------------------------------
Văn bản, văn kiện
1. Chiến lược Phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB GD, Hà Nội, 2002. 2. Điều lệ trường Trung học 2. Điều lệ trường Trung học
3. Luật Giáo dục và các văn b ản hướng dẫn thi hành, NXB Thống kê, Hà Nội,
2006.
4. Nghị quyết TW2 Quốc hội khoá VIII (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ký ngày
04/11/2013)
Tác giả, tác phẩm
1. Điều lệ trường trung học- Ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 2/4/2007.
2. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành
kèm theo quyết định số 80/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008.
3. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế
độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4. Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo
thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010.
5. Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo
thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010.
6. Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo quyết định
số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung) + TT 58
7. Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 qui định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học. + Tập huấn chuẩn GV
8. Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn
đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
9. Đổi mới quản lý trường THPT (Hà Thế Truyền - 2006), Bài giảng lớp bồi
dưỡng cán bộ quản lý tháng 4/2006.
10. Bài giảng tâm lý học quản lý lãnh đạo (Nguyễn Quang Uẩn - 2004). 11. Lý luận quản lý giáo dục đại cương (Phạm khắc Chương - 2004). 11. Lý luận quản lý giáo dục đại cương (Phạm khắc Chương - 2004).
12. Quản lý giáo dục, một số khái niệm và luận đề (Đặng Quốc Bảo - 1995). 13. Tài liệu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, THPT 13. Tài liệu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, THPT
(Bộ giáo dục-đào tạo, bản kiểm soát lần cuối ngày 03/07/2011)
Tài liệu Internet 1. www.moet.edu.vn
2. www.tailieu.vn 3. www.violet.vn 3. www.violet.vn