V Phương pháp nghiên cứu:
B. NỘI DUNG CHÍNH
3.2. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
cứu.
Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được một số hình thức trên vào hoạt động Sao nhi đồng. Kết quả cho thấy hầu hết các em tham gia hoạt động Sao sôi nổi, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, sự chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay PTS điều khiển các hoạt động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc vui chơi, tính tự quản cao. Mọi hoạt động của Sao nhi đồng nói riêng và hoạt động Đội nói chung đều thực hiện theo một "Êkíp", một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức ngày càng tiến bộ.
* Kết quả sau khi thực hiện đề tài
TT KHỐI TỔNG
SỐ HS
Sao nhi thích tham gia sinh hoạt Sao
Sao nhi không thích tham gia sinh hoạt Sao
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
01 1 42 42 100% 0 0%
02 2 73 71 98% 2 2%
03 3 50 45 90% 5 10%
- Tổ chức thành công Đại hội Liên đội.
- Văn nghệ, trò chơi dân gian chào mừng ngày khai giảng năm học mới và vui tết trung thu.
- Tổ chức thành công hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tổ chức hội thi dân vũ tháng 10.
- Tham gia ủng hộ cho các em thiếu nhi do Hội đồng Đội phát động.
- Tham gia viết bài Phát thanh măng non tháng 12 chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân do Hội đồng Đội phát động.
- Tham gia 1 tiết mục văn nghệ chào mừng trong dịp tết Nguyên đán do xã tổ chức.
- Tổ chức thành công “Ngày hội học sinh Tiểu học”.
- Tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe tiến bước lên Đoàn” và “Công nhận chuyên hiệu Đội viên”.
- Tổ chức thi “Nghi thức Đội” cấp Liên đội.
- Tổ chức cho học sinh thi “Kể chuyện theo sách”. - Tham gia chào mừng Đại hội Đoàn cấp xã.
Qua những hoạt động đó, nhi đồng phần nào hiểu và gắn bó với các anh chị Phụ trách sao, mong muốn được sinh hoạt Sao nhiều hơn và cũng thật vui có những giờ sinh hoạt Sao, bố mẹ các em cũng rất hài lòng phấn khởi khi thấy con mình mạnh dạn hướng dẫn cho các em. Nhiều khi còn làm khán giả, lúc hướng dẫn trò chơi, hoặc cùng hát với tập thể, làm cho phong trào hoạt động Sao ngày càng sôi nổi hơn.
+ 99% nhi đồng có đạo đức tốt.
+ 99% nhi đồng hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. + 100% nhi đồng ham thích sinh hoạt Sao.
+ Quá trình Rèn luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%
Đối với PTS, các em cũng được học hỏi lẫn nhau, tự rèn luyện bản thân trong chương trình rèn luyện đội viên để phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3.3. Bài học kinh nghiệm.
Qua thực tế thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội cũng như công tác sinh hoạt sao nhi đồng trong nhiều năm qua, bản thân tôi rút ta được một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Người giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần xác định nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phải yêu nghề, yêu
công việc, mến trẻ, biết chăm chút, tận tuỵ với thiếu niên nhi đồng. Người giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần có năng lực sư phạm, có năng lực tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội, phải khiêm tốn học hỏi và phấn đấu hoàn thiện nhân cách của mình.
2. Cần vận dụng sáng tạo các kế hoạch cấp trên phù hợp với tình hình của Liên đội, biết tổ chức xây dựng phong trào, cần học tập để bắt kịp với nội dung đổi mới của nhiệm vụ, nghiên cứu các chương trình công tác Đội, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên.
3. Phát huy nội lực, thuận lợi của Liên đội, bám sát nội dung chủ đề chủ điểm của năm học tháng học để triển khai một cách hiệu quả đến các lớp và các phụ trách sao nhi đồng .
4. Phương pháp sinh hoạt sao nhi phải cụ thể, thiết thực và thường xuyên. Vì thiếu niên nhi đồng không phải một sớm một chiều mà nhận biết hết được hoặc trưởng thành ngay được mà phải liên tục, khéo léo, biện pháp thích hợp.
5. Cần có biện pháp giúp đỡ các em phụ trách sao nhi còn yếu, giúp các em đi từ nhận thức đến thực tế, không nói suông mà phải bằng hành động thiết thực, cụ thể, bắt đầu từ những anh chị phụ trách, tổng phụ trách, ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội và từng đội viên.
6. Phương pháp nêu gương sáng cũng là phương pháp có nhiều ưu điểm, có tính lan toả mạnh, cần làm kịp thời để động viên tinh thần, làm gương cho em khác noi theo.
7. Không thể thiếu trong giáo dục là tính công bằng, qua mỗi phong trào thi đua, Hội thi, Hội diễn phải thực hiện nghiêm túc tính công bằng, công khai để các em thoả mãn, thấy được điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu để khắc phục hoặc cố gắng, tránh thái độ bất mãn, tự ti trong các lần tham gia hoạt động của các em.
C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận:
Bồi dưỡng phụ trách Sao là một công tác khoa học, vấn đề sư phạm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một đội ngũ cán bộ giáo dục tí hon, một tiểu giáo viên của Đội.
Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lí một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm.
Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối với những đội viên tham gia công tác này.
Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng trong trường tiểu học là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác sao nhi ở trường tiểu học giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường, chi đoàn giáo viên nhận thức tốt về vai trò của phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắn kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả của công tác sẽ tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nề nếp nhà trường.
II. Kiến nghị
* Đối với Hội đồng Đội Huyện: Khi mở các lớp tập huấn về công tác đội nên đi sâu về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho đội ngũ tổng phụ
trách Đội nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn.
* Đối với các cấp lãnh đạo:
- Các cấp đề ra kế hoạch và nội dung sinh hoạt kịp thời, thường xuyên bổ sung những nội dung và hình thức sinh hoạt mới để đề ra đường lối cho đội thực hiện.
* Đối với GVCN:
- GVCN quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ trách sao, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong công tác phụ trách Sao của các em nhằm giúp các em thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói chung, công tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình thức sinh hoạt sao làm cho công tác này có chất lượng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học: 2016 - 2017.
2. Cẩm nang công tác Đội NXB Thanh niên năm 2007.
3. Cách tổ chức trò chơi tập thể, Tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên năm 2010.
4. Người phụ trách Đội cần biết, Tác giả: Nguyễn Sông Lam - NXB Thanh niên năm 2009.
5. Phương pháp thiết kế các mô hình hoạt động Đội, tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên năm 2010.
6. Sổ tay Phụ trách Đội, Tác giả: Nguyễn Thế Truật - NXB Thanh niên năm 2006.
7. Tạp chí người phụ trách.
8. Tâm lý học lứa tuổi học sinh Tiểu học.
9. Trò chơi dân gian và bài hát dân ca Việt trên Internet.
10.72 trò chơi tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên.
11.Kỹ năng công tác Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên.
12.Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên.
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU...1
I. Lý do chọn sáng kiến:...1
II- Mục đích của sáng kiến:...2
III - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của sáng kiến...2
IV. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm:...3
V - Phương pháp nghiên cứu:...3
B. NỘI DUNG CHÍNH...5
CHƯƠNG I: TÔNG QUAN...5
1.1.Cơ sở lý luận...5
1.2. Cơ sở thực tiễn:...6
1.3. Thực trạng của sáng kiến...6
1.3.1 Đặc điểm tình hình của Liên đội:...7
1.3.2. Thành công, hạn chế...8
1.3.3. Mặt mạnh, mặt yếu...9
1.3.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...10
1.3.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng...10
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BUỔI SINH HOẠT SAO...13
2.1. Vấn đề đặt ra...13
2.2. Một số các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt sao trong trường Tiểu học...13
2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, nội dung và ý nghĩa của buổi sinh Sao nhi đồng...13
2.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt thật cụ thể...15
2.2.3. Công tác tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao...16
2.2.3.1. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để chọn đội ngũ phụ trách Sao...16
2.2.3.2. Tập huấn nghiệp vụ cho các em phụ trách Sao...17
2.2.3.3. Bồi dưỡng giáo viên phụ trách...19
2.2.4. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể Công tác nhi đồng...19
2.2.5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường...20
2.2.6. Tăng cường kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ Sao nhi đồng...21
2.2.7. Tổ chức thi đua khen thưởng:...22
2.2.8. Bám sát chương trình hành động của Hội đồng Đội huyện...23
2.2.9. Phương pháp tổ chức sinh hoạt Sao...23
2.2.10. Sử dụng phương tiện hoạt động Sao...24
2.2.11. Xây dựng hình thức, nội dung và cách tiến hành sinh hoạt Sao...24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...28
3.1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...28
3.2. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 29 3.3. Bài học kinh nghiệm...30
I. Kết luận:...32 II. Kiến nghị...32 TÀI LIỆU THAM KHẢO...34