Vũ Thu Phương

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5 trong trường tiểu học (Trang 28 - 31)

25 Nguyễn Thị Phương Thảo 6 7

26 Đào Anh Thư 7 9

27 Nguyễn Thị Thu Thủy 5 6

28 Hà Thị Huyền Trang 6 7

29 Trần Anh Tú 6 7

30 Lê Xuân Tùng 7 8

31 Hà Thị Hải Yến 6 7

Như đã chứng minh ở trên, kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là tương đương. Kết quả bài kiểm tra sau tác động, điểm số xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm của lớp thử nghiệm là 9 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số của lớp thử nghiệm là 8 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 8,1 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7,2. Từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có áp dụng ba biện pháp mới nêu trên đến kết quả học tập của học sinh trong Toán ở lớp thử nghiệm là có khả quan.

Như vậy sáng kiến Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5 của tôi đã được chứng minh là áp dụng tốt trong giảng dạy tại trường tiểu học Đồng Tĩnh B.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến

Sau khi thử nghiệm thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi tại đơn vị nơi tôi công tác, tôi đã mạnh dạn áp dụng sang các trường khác trên địa bàn huyện Tam Dương trong năm học 2019-2020.

Tôi chọn 5 trường tiểu học trong huyện.

Mỗi trường tôi chọn hai lớp: Lớp thử nghiệm, giáo viên dạy các tiết Toán có liên quan đến đổi các đơn vị đo đại lượng theo các biện pháp nêu trên. Lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường.

Trường Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

TH Đồng Tĩnh B 5B 20 5C 20

TH Đồng Tĩnh A 5A 20 5B 20

TH Hợp Hòa 5B 20 5A 20

TH Hướng Đạo 5A 20 5B 20 Tôi lựa chọn những giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề và trình độ chuyên môn tương đương để tiến hành nghiên cứu. Đây đều là những giáo viên được nhà trường đánh giá cao về năng lực chuyên môn cũng như lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.

Việc dạy thực nghiệm của tôi được tiến hành theo thời khoá biểu nhà trường để không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh.

Soạn giáo án thực nghiệm: Sau khi thống nhất chương trình dạy các bài thực

nghiệm như trên, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên dễ sử dụng.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã kiểm tra kết quả đầu vào của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. Nội dung các bài kiểm tra trước và sau tác động tôi cũng sử dụng như lần thực nghiệm 1.

Tiến hành giảng dạy theo các phương án thực nghiệm đã thiết kế ở các lớp thực nghiệm và giáo viên giảng dạy bình thường ở các lớp đối chứng của từng bài dạy.

Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm lần này:

Tiêu chí kết quả học tập của học sinh:

Tôi đưa ra 4 mức độ: Giỏi (9-10 điểm), Khá (7-8 điểm), Trung bình (5-6 điểm), Yếu (3-4 điểm).

Xử lí kết quả thực nghiệm:

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau: Tỉ lệ phần trăm để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Kết quả thực nghiệm:

Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh

Trường Lớp số Điểm Điểm trung bình Độ lệch 3 4 5 6 7 8 9 10 TH Đồng Tĩnh B TN 20 0 1 2 1 5 6 3 2 7,55 1,20 ĐC 20 1 3 2 4 4 4 1 1 6,35 TH Hoàng Hoa TN 20 0 1 2 4 3 4 3 3 7,40 1,35 ĐC 20 1 2 4 6 3 2 1 1 6,15 TH Hợp Hòa TN 20 0 0 2 3 5 4 4 2 7,55 1,10

ĐC 20 0 2 5 4 4 2 2 1 6,45 TH Đồng Tĩnh A TN 25 0 1 4 6 5 3 4 2 8,75 1,30 ĐC 25 2 4 5 5 4 2 2 1 7,45 TH Hướng Đạo TN 20 0 1 2 4 3 5 3 2 7,30 1,30 ĐC 20 1 3 4 5 4 1 1 1 6,00 Tổng TN 105 0 4 9 18 21 23 17 11 7,26 1,08 ĐC 105 5 13 21 24 19 11 7 5 6,18

Qua bảng so sánh trên, ta thấy kết quả các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Độ lệch trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thực nghiệm là 1,08. Điều này chứng tỏ thực nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Việc phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nêu trên trong dạy học đổi các đơn vị đo đại lượng và tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức đã giúp các em hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn. Do đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao thêm một bậc.

Kết quả trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Yếu Trung bình Khá Giỏi 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thực nghiệm

Sau khi sử dụng một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo mà sáng kiến đưa ra để dạy các dạng bài có liên quan thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt.

+ Học sinh tiếp cận dạng toán một cách khoa học, bài bản hơn và nắm chắc bản chất kiến thức hơn nên hiệu quả học tập cũng được nâng cao.

+ Các em tỏ ra thích thú trong quá trình học các đơn vị đo đại lượng nên tạo ra bầu không khí sôi nổi, hào hứng trong các tiết học toán.

- Những học sinh trước đây thường xuyên chưa hoàn thành dạng kiến thức này cũng đã bạo dạn hơn, có ý thức hơn trong việc học. Vì vậy kết quả thu được khả quan hơn.

- Giáo viên dễ quan sát, phân hóa và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để giúp đỡ các em một cách kịp thời.

Qua một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệt về kĩ năng đổi đơn vị đo, các em đã biết cách đổi nhanh hơn và chính xác hơn, và giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức về các bảng đơn vị đo. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Đồng thời, các em có hứng thú học tập và mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhiều em tiến bộ rõ rệt.

Tôi tin rằng nếu phương pháp này được áp dụng xuyên suốt với đầy đủ điều kiện cần thiết thì chắc chắn các em học sinh sẽ có đầy đủ vốn kiến thức cần thiết để tự tin học tập tốt môn Toán cũng như góp phần thúc đẩy các môn học khác, làm nền tảng vững chắc cho tương lai sau này.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5 trong trường tiểu học (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)